Xã hội

Cá chép tiễn "ông Công, ông Táo" chết ngửa bụng ở hồ Tây khi vừa được thả

14/01/2023, 11:32

Chỉ sau khoảng chừng chưa đến 1 phút từ lúc thả, cá chép đã nằm "ngửa bụng" xung quanh khu vực hồ Tây, quận Tây Hồ (Hà Nội).

Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng chạp âm lịch), nhiều người dân Hà Nội đã ra sông, hồ để thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hoá lâu đời của người dân Việt Nam.

Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng chạp âm lịch), nhiều người dân Hà Nội đã ra sông, hồ để thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hoá lâu đời của người dân Việt Nam.

Theo quan niệm của người dân, việc thả cá mang ngụ ý như "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", vì cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Theo quan niệm của người dân, việc thả cá mang ngụ ý như "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", vì cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông tại khu vực hồ Tây, ngay từ sáng sớm 14/1, người dân đã tất bật mang cá chép đến để thả.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông tại khu vực hồ Tây, ngay từ sáng sớm 14/1, người dân đã tất bật mang cá chép đến để thả.

Nhiều người dân chắp tay khi thả cá về "trời".

Nhiều người dân chắp tay khi thả cá về "trời".

Bà Nguyễn Thị Hương cho biết: "Sau 2 năm ảnh hưởng do dịch, năm nay tôi mới được mang cá đi thả. Nhưng sáng sớm nay tôi phải đi làm và đưa con đi học qua hồ Tây nên tiện tôi mang cá đến để thả".

Bà Nguyễn Thị Hương cho biết: "Sau 2 năm ảnh hưởng do dịch, năm nay tôi mới được mang cá đi thả. Nhưng sáng sớm nay tôi phải đi làm và đưa con đi học qua hồ Tây nên tiện tôi mang cá đến để thả".

Không chỉ thả cá, người dân còn mang tro đến để rải xuống mặt hồ.

Không chỉ thả cá, người dân còn mang tro đến để rải xuống mặt hồ.

Theo quan sát của PV, một số người dân sau khi thả cá đã bỏ nilon vào thùng rác, tuy nhiên có một số người vứt luôn tại khu vực bậc lên xuống.

Theo quan sát của PV, một số người dân sau khi thả cá đã bỏ nilon vào thùng rác, tuy nhiên có một số người vứt luôn tại khu vực bậc lên xuống.

Đáng chú ý, rất nhiều cá chép vừa được người dân thả xuống hồ Tây đã ngửa bụng, chết ngay gần bờ.

Đáng chú ý, rất nhiều cá chép vừa được người dân thả xuống hồ Tây đã ngửa bụng, chết ngay gần bờ.

Hàng loạt cá chép chết nằm rải rác xung quanh hồ Tây.

Hàng loạt cá chép chết nằm rải rác xung quanh hồ Tây.

Cá chết thường là loại cá chép do người dân thả vào ngày "ông Công, ông Táo".

Cá chết thường là loại cá chép do người dân thả vào ngày "ông Công, ông Táo".

Tại khu vực cầu Long Biên, PV ghi nhận sự nhiệt tình giúp đỡ người dân thả cá, tuyên truyền thông điệp bảo vệ môi trường của những tình nguyện viên.

Tại khu vực cầu Long Biên, PV ghi nhận sự nhiệt tình giúp đỡ người dân thả cá, tuyên truyền thông điệp bảo vệ môi trường của những tình nguyện viên.

Nhóm bạn tình nguyện viên này thuộc nhóm tình nguyện "Đường Táo quân".

Nhóm bạn tình nguyện viên này thuộc nhóm tình nguyện "Đường Táo quân".

Ngoài ra, những tình nguyện viên này còn thu gom nilon, hỗ trợ người dân rải tro để bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, những tình nguyện viên này còn thu gom nilon, hỗ trợ người dân rải tro để bảo vệ môi trường.

Anh Lại Mạnh Cường, người sáng lập "Đường Táo quân" cho biết, năm nay sẽ có hơn 200 tình nguyện viên hỗ trợ người dân thả cá, rải tro, thu gom túi nilon để bảo vệ môi trường.
"Qua các năm, người dân đã dần ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường. Lượng đồ thờ, tro mang xuống thả tuy vẫn còn nhưng giảm rất nhiều", anh Cường cho hay.

Anh Lại Mạnh Cường, người sáng lập "Đường Táo quân" cho biết, năm nay sẽ có hơn 200 tình nguyện viên hỗ trợ người dân thả cá, rải tro, thu gom túi nilon để bảo vệ môi trường. "Qua các năm, người dân đã dần ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường. Lượng đồ thờ, tro mang xuống thả tuy vẫn còn nhưng giảm rất nhiều", anh Cường cho hay.

Cá được thả vào xô sau đó tình nguyện viên sẽ từ từ thả dây xuống mặt sông.

Cá được thả vào xô sau đó tình nguyện viên sẽ từ từ thả dây xuống mặt sông.

Cứ mỗi 1 đoạn ở 2 chiều trên cầu Long Biên, các bạn trẻ đều cầm biển "Thả cá xin đừng thả nilon".

Cứ mỗi 1 đoạn ở 2 chiều trên cầu Long Biên, các bạn trẻ đều cầm biển "Thả cá xin đừng thả nilon".

Một người dân rải tro ở cầu Long Biên.

Một người dân rải tro ở cầu Long Biên.

Tại một khu chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã lắp đặt một chiếc "máng trượt" giúp người dân dễ dàng thả cá chép qua hàng rào mà không cần phải xuống tận mép hồ.
Chiếc "máng trượt" được làm bằng tôn, dài hơn 4m. Phía miệng máng trượt được thiết kế rộng hơn để dễ dàng thả cá.

Tại một khu chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã lắp đặt một chiếc "máng trượt" giúp người dân dễ dàng thả cá chép qua hàng rào mà không cần phải xuống tận mép hồ. Chiếc "máng trượt" được làm bằng tôn, dài hơn 4m. Phía miệng máng trượt được thiết kế rộng hơn để dễ dàng thả cá.

Cùng gia đình đi thả cá, anh Đinh Công Toàn chia sẻ: "Việc thả cá qua máng trượt thuận tiện và đảm bảo an toàn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Theo tôi, đây cũng là một trải nghiệm thú vị cho con".

Cùng gia đình đi thả cá, anh Đinh Công Toàn chia sẻ: "Việc thả cá qua máng trượt thuận tiện và đảm bảo an toàn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Theo tôi, đây cũng là một trải nghiệm thú vị cho con".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.