• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

"Buông" điện thoại khi lái xe để tránh tai nạn giao thông

27/10/2018, 18:07

Sự kiện diễu hành kêu gọi cộng đồng không sử dụng điện thoại khi lái xe thu hút hàng trăm sinh viên tham gia.

Sinh viên diễu hành

Hoạt động diễu hành tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến người tham gia giao thông trên các tuyến phố tại TP.Hồ Chí Minh

Hôm nay (27/10), Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) phối hợp với Ban ATGT TP.Hồ Chí Minh và trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện diễu hành ATGT với chủ đề: “Điện thoại hay lái xe? Chỉ một mà thôi!”. Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hành trang an toàn” do quỹ AIP phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Ông Uông Việt Dũng, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, theo nghiên cứu, người tham gia giao thông sử dụng điện thoại khi lái xe có nguy cơ xảy ra tai nạn cao gấp 4 lần so với trạng thái tập trung. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, có đến 82% sinh viên được khảo sát ở 10 trường thuộc phạm vi dự án cho biết đã sử dụng điện thoại di động khi lái xe trong 6 tháng trước thời điểm được hỏi.

“Đây là con số báo động, nếu chúng ta không thực hiện ngay các giải pháp ngăn chặn, các vụ TNGT liên quan đến hành vi này sẽ tiếp tục tăng cao, tác động xấu đến tâm lý xã hội”, ông Dũng nói.

2

Những thông điệp giao thông được truyền tải sinh động qua các tiết mục văn nghệ

Thông tin về kết quả khảo sát của AIP thời gian vừa qua, bà Mirjam Sidik, Giám đốc điều hành quỹ AIP cho biết, tham khảo ý kiến của 1.543 sinh viên ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, có 46,6% sinh viên được khảo sát có kiến thức đúng về các hành vi mất tập trung khi lái xe và  71% sinh viên được khảo sát cho rằng các hành vi mất tập trung khi lái xe là bình thường, ít nguy hiểm hoặc thậm chí không gây nguy hiểm.

“Trước thực trạng đó, quỹ AIP tổ chức sự kiện diễu hành nhằm tuyên truyền, kêu gọi người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, những người thiếu kinh nghiệm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường cải thiện hành vi mất tập trung khi lái xe, cùng chung tay xây dựng một môi trường giao thông văn minh, an toàn”, bà Mirjam Sidik nói.

Ông Eduardo Martinez, Chủ tịch của Quỹ UPS cũng cam kết sẽ hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền ATGT và các chương trình tập trung vào việc kết nối mọi người và xây dựng cộng đồng bền vững hơn.

Sinh viên tham gia diễu hành

Hàng trăm sinh viên tham gia diễu hành, hưởng ứng hoạt động tuyên truyền ATGT ý nghĩa

Tại sự kiện, thông điệp không sử dụng điện thoại khi lái xe đã được truyền tải mạnh mẽ đến hàng nghìn sinh viên thông qua những thước phim cuộc gọi cuối cùng/tin nhắn cuối cùng chân thực, sinh động cùng các trò chơi ATGT như: đọc báo xếp hình, lắc lư qua ngã tư.

Kết thúc chương trình, 150 đại biểu, sinh viên và tình nguyện viên của quỹ UPS đã tham gia diễu hành bằng xe máy vào cuối sự kiện qua 10 cơ sở của trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh để lan tỏa thông điệp đến toàn xã hội.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.