• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bộ Công an đề xuất cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô

25/09/2019, 16:56

Bộ Công an đề xuất xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có nội dung cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô.

Bộ Công an đề xuất xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có nội dung cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô

Công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tập trung vào một Bộ, ngành

Bộ Công an vừa công bố dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo Bộ Công an, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã phát huy nhiều hiệu quả, tuy nhiên, từ kết quả của công tác quản lý, điều hành, kết quả rà soát các văn bản hiện hành có liên quan và thực tiễn đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công an nhận thấy rằng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn những vấn đề bất cập nhất định. Do đó, cần xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông.

Theo Bộ Công an, việc ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông sẽ thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thống nhất áp dụng các quy định về xử lý vi phạm giao thông đường bộ; Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính; Góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính", vì vậy nếu công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tập trung vào một Bộ, ngành sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả.

Cấm sử dụng điện thoại khi lái ô tô, xe máy

Dựa trên kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và tham khảo kinh nghiệm của quốc tế về các chính sách quản lý trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an nghiên cứu và xác định 7 chính sách cơ bản được đánh giá, bao gồm: Quy định cụ thể về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe; Quy định về đi đường bộ; Thống nhất việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Quy định cụ thể về tổ chức, chỉ huy, điều khiển và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; Quy định về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Quy định về giám sát việc thi hành pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

Trong số này, khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, tuy nhiên thực tế hiện nay phát sinh thêm nhóm biển mới "Nhóm biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại", nhóm biển này tuân thủ theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ có quy định người điều khiển mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe máy không được sử dụng điện thoại di động còn người điều khiển ô tô không quy định; tuy nhiên, Công ước Viên bắt buộc luật quốc gia phải quy định người điều khiển phương tiện không được phép sử dụng điện thoại di động khi phương tiện đang di chuyển.

Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang quy định ô tô phải có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô phải thắt dây an toàn (khoản 2 Điều 9); tuy nhiên, Công ước Viên lại quy định việc thắt dây an toàn là bắt buộc đối với người lái xe và hành khách đi trên phương tiện cơ giới ngồi tại những chỗ có trang bị dây đeo an toàn.

Chưa hết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ quy định cụ thể hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe tham gia giao thông đường bộ... một cách đơn giản, dễ hiểu nhất để người tham gia giao thông dễ nhớ, dễ hiểu và thực hiện.

Đồng thời, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ quy định khái niệm về xe cơ giới, xe thô sơ, xe tự chế, xe công nông, xe máy kéo, xe máy điện, xe đạp điện nên có nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong công tác thực thi pháp luật…

Điều 30 và Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang quy định người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ không được đi dàn hàng ngang và phải đi theo hàng một; tuy nhiên, việc đi hai hàng hay nhiều hàng sẽ không cần quy định đối với các tuyến đường dành riêng cho loại phương tiện khi đó nếu tình trạng bề rộng mặt đường đủ điều kiện sẽ tổ chức giao thông phù hợp theo hình thức này. Do đó, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ quy định trong trường hợp kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đạt đến được mức độ nhất định sẽ không cần quy định này nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.