• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Biệt đội xe ôm ngăn tai nạn ở ngã tư “tử thần”

23/03/2023, 07:27

Sau gần 6 tháng thành lập, tổ tự quản giữ gìn ATGT hoạt động rất tích cực. Nhờ thế, điểm nóng giao thông ngã tư Dầu Giây dần bình yên trở lại.

Vơi bớt nỗi lo tai nạn

Nút giao QL1 - QL20 qua thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất) là cửa ngõ từ Đồng Nai đi các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, có mật độ xe cộ rất cao và phức tạp. Đây là điểm nóng giao thông nhiều năm qua.

Thành viên tổ tự quản điều tiết giao thông tại ngã tư Dầu Giây

Một sáng đầu tháng 3, chúng tôi quay trở lại nút giao này. Quan sát cho thấy, giao thông tại đây không còn cảnh lộn xộn như trước. Hình ảnh các tài xế xe ôm được trang bị gậy điều tiết giao thông, giúp đỡ người qua đường đã trở nên quen thuộc đối với người dân. Nhiều người còn trìu mến gọi họ là “biệt đội xe ôm Dầu Giây”.

Dưới trời nắng gắt, tại góc giao lộ QL1, mồ hôi nhễ nhại, anh Ngô Văn An cho biết, nhiều lần chứng kiến học sinh, người lớn tuổi vất vả len lỏi giữa dòng xe cộ đông đúc, nguy hiểm nên khi nghe thông tin tổ tự quản ATGT thành lập, anh đăng ký ngay. Chỉ sau vài ngày, anh em trong tổ đều đã quen và phân chia công việc một cách linh hoạt.

“Nhiều người hỏi làm việc “bao đồng”, không lương, ảnh hưởng đến công việc mưu sinh hàng ngày, ban đầu chúng tôi cũng đắn đo. Nhưng cũng dễ sắp xếp thôi, nếu một thành viên bận chở khách, sẽ có người khác làm thay, cứ như thế nên cũng không ảnh hưởng nhiều”, anh An tâm sự.

Là thành viên lớn tuổi nhất trong tổ tự quản, ông Phan Bình (68 tuổi, ngụ thị trấn Dầu Giây) cho biết, ông đã chạy xe ôm hơn 20 năm tại ngã tư này và rất xót lòng trước nhiều vụ TNGT chết người.

Ngoài hỗ trợ đảm bảo giao thông, các thành viên còn hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cướp giật, mua bán ma túy tại khu vực. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn về tội phạm, các thành viên cùng người dân sẽ thông báo cho công an địa phương để có biện pháp ngăn chặn, phòng chống.

“Từ khi thành lập, tình hình giao thông, trật tự khu vực ngã tư Dầu Giây đã chuyển biến tốt hơn. Trước đây, có hiện tượng người nghiện ma túy lẻn vào bụi rậm hút chích thì nay đã hết”, ông Bình nói.

Mô hình cần nhân rộng

Chân dung các thành viên tại một chốt trực góc giao lộ QL1 – đường 769

Không chỉ ngã tư Dầu Giây, hàng loạt giao lộ ở khu vực thị trấn Dầu Giây như: Đoạn giao QL1 với đường vào khu hành chính huyện Thống Nhất, nút giao đường sắt với đường ĐT769… đều có các thành viên của đội tự quản túc trực, hỗ trợ người đi đường.

Anh Lê Mậu Dương, tổ trưởng tổ tự quản ATGT cho biết, mô hình này thành lập và hoạt động từ giữa tháng 9/2022, bước đầu đã phát huy hiệu quả, giao thông qua khu vực được đảm bảo thông suốt, an toàn.

Các thành viên với nòng cốt là đội xe ôm ở ngã tư Dầu Giây tình nguyện tham gia, dù không có lương nhưng ai nấy đều rất nhiệt tình.

Theo anh Dương thời gian đầu nhiều người đi đường chưa quen còn tỏ vẻ khó chịu khi bị nhắc nhở chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ. Đến nay, các trường hợp vi phạm đã giảm hẳn.

Cùng đó, các thành viên còn được giao nhiệm vụ bảo vệ hiện trường, đưa người đi cấp cứu khi có sự cố trên đường. “Điều đáng mừng là sau ngày hoạt động đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp TNGT nghiêm trọng ở khu vực ngã tư này”, anh Dương nói.

Theo UBND thị trấn Dầu Giây, tổ tự quản gồm 34 thành viên hoạt động tự nguyện, dưới sự giám sát của UBND thị trấn và chịu sự điều hành, hướng dẫn trực tiếp của Trưởng công an thị trấn Dầu Giây. Do đó, tổ đảm bảo được tính pháp lý để hoạt động. Đây có thể xem là cánh tay nối dài của cơ quan chức năng địa phương trong công tác đảm bảo ATGT, trật tự xã hội.

Theo Thiếu tá Vũ Đình Hòa, cán bộ công an thị trấn Dầu Giây, các thành viên trong tổ tự quản đều làm việc rất nhiệt tình, trách nhiệm. Hoạt động của tổ tự quản bước đầu cho thấy hiệu quả nhất định khi tình hình giao thông có chuyển biến rõ nét.

“Trong bối cảnh giao thông, trật tự ngày càng phức tạp, khó lường, những tổ tự quản như biệt đội xe ôm ở Dầu Giây sẽ là sự hỗ trợ quý báu đối với lực lượng chức năng chính quy, đáng để xem xét nhân rộng”, Thiếu tá Hòa chia sẻ.

Nút giao ngã tư Dầu Giây là điểm giao giữa QL1 - QL20 với đường tỉnh ĐT769 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Trước đây, do xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người, tỉnh Đồng Nai xác định là “điểm đen” giao thông, người dân trong vùng còn gọi là ngã tư “tử thần”. Thế nhưng, từ khi có tổ tự quản an toàn giao thông (tổ tự quản) người dân đã thở phào vì không còn nơm nớp lo sợ khi qua ngã tư này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.