• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Bí kíp nạp kiến thức từ Giao thông học đường

25/04/2016, 06:02

Phát động từ tháng 10/2015, cuộc thi Giao thông học đường trên internet đang thu hút đông đảo học sinh cả nước tham gia...

8

Đề thi giao thông được thể hiện dưới dạng chữ, ảnh, 3D với nhiều tình huống giao thông được mô tả sinh động, đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia - Ảnh: Ngô Vinh

Các em được tiếp cận với những kiến thức về ATGT một cách mới mẻ, thú vị và trang bị kỹ năng cần thiết tham gia giao thông an toàn.

Nâng cao kỹ năng tham gia giao thông

Cuộc thi Giao thông học đường do Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GD&ĐT, Tổng cục Đường bộ VN, Báo Giao thông, Công ty CP Trò chơi Giáo dục Trực tuyến (Egame) tổ chức đang thu hút sự quan tâm của học sinh THPT trên toàn quốc. Đề thi được thể hiện phong phú dưới nhiều hình thức: Dạng chữ, ảnh, 3D với nhiều tình huống giao thông được mô tả sinh động, giúp người thi dễ hình dung. Nội dung câu hỏi bám sát vào các tình huống giao thông thường gặp trong đời sống, trở thành những hướng dẫn, những bài học bổ ích, giúp các em nhận biết các tình huống giao thông nguy hiểm và có kỹ năng phòng tránh.

Cuộc thi Giao thông học đường được triển khai trên địa bàn cả nước từ tháng 10/2015 - 4/2016 với 3 vòng thi: Cấp trường, cấp tỉnh/thành phố và vòng thi chung kết toàn quốc. Mỗi trường sẽ chọn ra 1 thí sinh có thời gian về đích nhanh nhất tham gia vào vòng tỉnh/thành phố. Sau đó, mỗi tỉnh/thành phố sẽ chọn 1 thí sinh đoạt giải Nhất để tham gia vào vòng thi chung kết toàn quốc tại Hà Nội dự kiến diễn ra vào tháng 5/2016. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên đến 300 triệu đồng.

Em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 12C, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ, tuy là năm cuối cấp, áp lực học tập nhiều nhưng em vẫn tham gia cuộc thi Giao thông học đường. Các bạn ở lớp và ở trường đều tham gia và bàn luận rất sôi nổi vì đây không chỉ là cuộc thi mà còn là một trò chơi kiến thức rất thú vị.

“Chúng em được hòa mình vào “kho tàng” câu hỏi trắc nghiệm phong phú cùng hình ảnh 3D sinh động, dễ hiểu, hấp dẫn. Nội dung câu hỏi bám sát vào các tình huống giao thông hàng ngày trong đời sống, không chỉ giúp em hình thành ý thức tự giác khi lưu thông trên đường mà còn có thể nhận biết được các tình huống giao thông nguy hiểm và có kỹ năng phòng tránh”, Hiếu nói.

Em Nguyễn Mai Trang, một học sinh của trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ngoài giờ lên lớp, các bạn trong trường thường bàn luận sôi nổi về cuộc thi này. Đây thực sự là một cuộc thi rất bổ ích, hấp dẫn và thiết thực đối với học sinh.

“Trước đây, chúng em ít quan tâm đến các kiến thức về ATGT vì nghĩ rằng chúng rối rắm, khó nhớ. Nhưng khi tham gia cuộc thi Giao thông học đường, nội dung về trật tự ATGT dễ hiểu hơn rất nhiều. Chúng em còn có thể tiếp cận bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1, A2 để sau này thi lấy bằng lái xe”, Trang tâm sự.

Bớt nỗi lo TNGT học đường

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TNGT liên quan đến trẻ em – lứa tuổi học đường rất nhức nhối. Mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do TNGT. Tại Việt Nam, theo Ủy ban ATGT Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.800 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích.

Chia sẻ về điều này, ông Uông Việt Dũng, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: TNGT ở lứa tuổi học đường ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, tác động trực tiếp đến tâm lý, đời sống tinh thần của nạn nhân, gia đình nạn nhân. Những em chứng kiến TNGT của bạn bè mình hay không may bị TNGT tàn phế suốt đời, dễ bị sang chấn tâm lý và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đây là lý do khiến Ủy ban ATGT Quốc gia phát động cuộc thi giao thông học đường này.

“Chỉ sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút trên 190.000 học sinh THPT trên toàn quốc tham gia. Với thiết kế sinh động, trẻ trung, cá tính và không kém phần hiện đại, Giao thông học đường được nhiều em học sinh xem là một bí kíp nạp kiến thức Luật GTĐB nhanh chóng và hiệu quả đối với các bạn học sinh muốn sát hạch lấy giấy phép lái xe hạng A1 và A2”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, mục tiêu lớn nhất của cuộc thi là trang bị cho các em học sinh THPT, những người tiệm cận lứa tuổi trưởng thành một nền tảng, điều kiện để các em chủ động tìm hiểu pháp luật về ATGT, những kiến thức cơ bản về Luật GTĐB, những kỹ năng để tham giao giao thông an toàn, điều khiển được những hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng tạo cho các em sân chơi bổ ích, giúp các em có thể vừa học, vừa chơi. Những em đạt kết quả tốt có thể sẽ được cấp chứng chỉ phần thi lý thuyết GPLX hạng A1, A2. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.