• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bí kíp kéo giảm tai nạn giao thông

03/01/2016, 13:04

Bức tranh ATGT 2015 thực sự có nhiều mảng sáng khi là năm thứ 4 liên tiếp TNGT giảm cả ba tiêu chí.

27
Các lái xe luôn cẩn thận hơn khi biết có “mắt thần” theo dõi (Trong ảnh: Camera giám sát trên Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) - Ảnh: Tạ Tôn

Nhiều địa phương giảm TNGT

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2015 có 14 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư giảm số người chết vì TNGT bốn năm liên tiếp và có đến 26 địa phương giảm số người chết vì TNGT ba năm liên tiếp. Kết quả này là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự ATGT, nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ. Nhiều địa phương đã có cách nghĩ, cách làm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo ATGT.

Đại tá Phạm Văn Cao, Phó giám đốc Công an, Phó ban ATGT tỉnh Tây Ninh - một trong 26 tỉnh, thành phố giảm số người chết vì TNGT ba năm liên tiếp chia sẻ, kinh nghiệm của Tây Ninh là các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã luôn có sự chỉ đạo sát sao. “Bất kỳ vụ TNGT nào xảy ra trên địa bàn, Bí thư, Chủ tịch tỉnh đều nhắc nhở, kiểm điểm. Công tác tuyên truyền đi vào đối tượng cụ thể, từng thôn, ấp, ngõ, xóm”, Đại tá Cao nói và cho biết, mỗi quý, nếu tập thể, cá nhân nào có thành tích trong công tác đảm bảo ATGT sẽ được UBND tỉnh tặng bằng khen.

"Năm 2015, tình hình trật tự ATGT đã có chuyển biến tích cực. Có được kết quả đó là nhờ có nhiều biện pháp tổng hợp huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc như tuyên truyền giáo dục, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý vận tải."

Ông Nguyễn Văn Thanh
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

“Tây Ninh cũng chú trọng xây dựng các mô hình trên các tuyến đường không xảy ra TNGT, chỉ tiêu về ATGT được đưa vào thi đua hàng năm của các Chi bộ, Đảng bộ. Đối với lực lượng CSGT cũng có sự xếp loại hàng tháng, đánh giá hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ”, Đại tá Cao chia sẻ thêm.

Là một trong ba địa phương giảm trên 45% số người chết do TNGT, ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, 2015 là năm thứ tư Quảng Ninh liên tiếp giảm TNGT. Bí quyết của Quảng Ninh là việc khẳng định vai trò của người đứng đầu, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn và đến từng Chi bộ. Thực hiện Chỉ thị 18 của Ban Bí thư, Quảng Ninh đã tạo ra cơ chế giám sát chéo việc triển khai các chỉ đạo của Tỉnh ủy trong công tác đảm bảo ATGT, đồng thời tập trung tăng cường thanh, kiểm tra, các tổ chức cơ sở Đảng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATGT.

Biểu dương kịp thời, phê bình đúng lúc

Trên thực tế, tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông được Ủy ban ATGT Quốc gia xác định là một trong những giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm bảo đảm trật tự ATGT. Năm 2015, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của xã hội, của người tham gia giao thông được các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ với nhiều hoạt động được tổ chức đồng loạt, quy mô cả nước. Điều đó góp phần hình thành ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn hóa trong giao thông, tạo thói quen tuân thủ pháp luật của người dân và cùng chung tay giữ gìn trật tự ATGT.

Năm 2015, là năm thứ tư liên tiếp TNGT giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, cả nước đã giảm được 325 người chết vì TNGT, đưa số người chết vì TNGT trong năm giảm xuống còn 8.671 người và giảm 2.704 người chết so với năm đầu nhiệm kỳ (năm 2011 số người chết vì TNGT là 11.395 người). Cụ thể: Trong năm 2015 (tính từ 16/12/2014 đến 15/12/2015), toàn quốc xảy ra 22.404 vụ TNGT, làm chết 8.671 người, làm bị thương 20.556 người. So với cùng kỳ năm 2011 giảm 22.603 vụ (-50,7%), giảm 2.704 người chết (-23,7%), giảm 28.829 người bị thương (-59,2%).

Nguồn: Ủy ban ATGT Quốc gia

Trở lại những tháng đầu năm, tại cuộc họp trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm ATGT quý I/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương 12 tỉnh, TP giảm trên 20% số người chết vì TNGT, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai đã giảm trên 50% số người chết. Đồng thời, Phó Thủ tướng nghiêm khắc phê bình 16 tỉnh còn để TNGT tăng cao trên 10%. Kết quả sau một năm, hầu hết các địa phương trên số người chết vì TNGT đã giảm và số vụ TNGT giảm cả ở ba tiêu chí.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 18 cần là một tiêu chí đánh giá đảng viên hoàn thành hay không trách nhiệm của mình.

“Nếu chúng ta làm tốt, tôi tin rằng việc này sẽ tạo chuyển biến thực sự trong chỉ đạo của các địa phương”, ông Hùng nói và cho biết, nhiều địa phương đã tiến hành rà soát lại khâu còn yếu kém, chấn chỉnh thường xuyên vi phạm, nghiêm khắc xử lý vi phạm với mức phạt cao nhất và xử lý cả lái xe và chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, đồng thời nêu rõ những trường hợp vi phạm trên phương tiện truyền thông để nhắc nhở. Những cán bộ tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ cũng được xử lý cùng với việc tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp vận tải, kiên quyết xử lý doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh. Tôi nhận thấy các địa phương từng bị phê bình đều đã chuyển biến tích cực về ATGT”.

“Số hóa” giúp kéo giảm tai nạn

Có một thực tế là từ trước đến nay, chúng ta bảo vệ tính mạng con người khi ra đường còn “thủ công”, mới chỉ tập trung tuyên truyền, xử phạt. Ngay cả khâu phát hiện hành vi vi phạm của người tham gia giao thông cũng chủ yếu bằng mắt nên không ít lần đã xảy ra bất đồng, ức chế giữa người thực thi công vụ với người vi phạm.

Năm 2015, nhiều địa phương đã đưa vào hệ thống giám sát và xử lý vi phạm bằng camera, ứng dụng công nghệ. Điều này tạo ra sự minh bạch, chính xác và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm. Người dân ở khu vực có hệ thống camera giám sát dần ý thức được mọi hoạt động, hành vi tham gia giao thông của mình bị giám sát và khả năng bị phát hiện, bị phạt rất cao. Việc này đã thay đổi nhận thức của họ.

Muốn người dân tuân thủ pháp luật, cách nhanh nhất là cần có hệ thống thông tin, camera giám sát. Qua thí điểm áp dụng CNTT trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, trên 50 nghìn trường hợp vi phạm bị xử lý đều “tâm phục, khẩu phục” vì các thiết bị đã ghi nhận chính xác những vi phạm. Khi người tham gia giao thông ý thức được việc chắc chắn sẽ bị phát hiện, xử phạt thông qua các hình ảnh, thông tin ghi nhận từ hệ thống camera, tự khắc họ sẽ không còn dám vi phạm. Áp dụng giao thông thông minh và người dân thượng tôn pháp luật thì tự nhiên TNGT sẽ giảm.

Ông Khuất Việt Hùng cho biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành có đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm ATGT trọng tâm là đưa công nghệ thông tin vào quản lý, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các Bộ, ngành với nhau để phục vụ việc giám sát các hoạt động giao thông, xử lý vi phạm cũng như việc tổ chức, điều khiển, phân luồng giao thông. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác tổ chức giao thông, công tác giám sát xử lý vi phạm và giảm áp lực về nhân sự trong tuần tra kiểm soát. Từ camera giám sát giao thông đến trạm cân tự động sẽ hỗ trợ lực lượng tuần tra kiểm soát. Với trách nhiệm, quyết tâm của cơ quan chức năng, cộng với trách nhiệm công dân và tấm lòng của người làm khoa học, TNGT sẽ không còn là “đại dịch” của xã hội.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.