• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bến thủy không phép đua nhau lấp sông Lô

26/07/2019, 16:11

Hàng chục bến thủy trên sông Lô ngoài hoạt động không phép còn tự ý lấp sông, mở rộng mặt bằng, làm thu hẹp dòng chảy và luồng đường thủy…

Chủ bến Hải Phúc đổ hàng nghìn m3 đất đỏ, gạch vụn mở rộng diện tích bến ra phía sông Lô

Nước xuống đến đâu, lấn sông tới đó

Giữa tháng 7/2019, có mặt tại bờ phải sông Lô thuộc địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ, PV Báo Giao thông ghi nhận gần hàng chục bến thủy nội địa bốc dỡ cát, sỏi, vật liệu xây dựng đang hoạt động rầm rộ. Một số bến vừa khai thác vừa đổ đất đá, xây dựng cầu bến để mở rộng thêm mặt bằng ra phía sông.

Tại bến Hải Phúc (Km62), chủ bến đang đổ hàng nghìn m3 đất đỏ, gạch vụn xuống sông để mở rộng diện tích thêm hàng nghìn m2, vươn xa ra sông hàng trăm mét và lấp luôn cả biển báo hiệu đường thủy cắm trên bờ sông. Thực tế, việc san lấp mặt bằng đã cơ bản xong, hiện chủ bến đang thi công xây dựng cầu bến mới, đổ bê tông mặt bằng và xây dựng trụ điện trên bờ...

Trao đổi với PV qua điện thoại, bà Phúc chủ bến cho biết, bến thủy trên được nâng cấp từ đầu năm 2019 và có đầy đủ thủ tục xây dựng nâng cấp, mở rộng. Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT Phú Thọ cho biết, cách đây vài năm, bến Hải Phúc được Cục Đường thủy nội địa VN cấp phép hoạt động nhưng khi chuyển về địa phương quản lý cấp phép, bến Hải Phúc không đủ điều kiện và hiện tại không được cấp giấy phép hoạt động nữa.

Trường hợp vi phạm khác là bến thủy của Công ty Mai Thanh Thúy tại Km15 bờ phải sông Lô chuyên bốc dỡ đá trắng, cát sỏi. Nhìn bên ngoài, bến thủy này được xây dựng khang trang hơn so với nhiều bến khác. Đường dẫn vào được kiên cố hóa, có cổng ra vào được kiểm soát chặt chẽ, rào tôn kín phần tiếp giáp bờ đê.

Hàng ngày, hoạt động bốc xếp, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy tại khu vực bến này diễn ra tấp nập. Tuy nhiên, không khỏi bất ngờ là bến thủy này lại chưa được cấp phép hoạt động và tự ý lấp, lấn ra sông hàng nghìn mét vuông.

Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Quản lý giao thông, Sở GTVT Phú Thọ xác nhận, bến thủy trên chưa được cấp phép hoạt động do tự mở rộng, lấn thêm mặt bằng bến so với diện tích được thuê. “Diện tích đất được thuê để làm mặt bằng bến này khoảng 7.000m2, năm trước đơn vị này đề nghị Sở GTVT cấp phép hoạt động, nhưng khi đo đạc thấy mặt bằng thực tế rộng hơn, lấn nhiều ra sông nên không thể cấp phép. Do không đo đạc phần diện tích vượt quá nên không có con số cụ thể. Sở GTVT yêu cầu đơn vị trên khắc phục để cấp phép nhưng không thấy thực hiện”, ông Tài cho biết.

Khảo sát dọc tuyến sông Lô, PV còn ghi nhận hàng chục vị trí khác đang có tình trạng đổ đất, vật liệu xây dựng thải xuống sông để nới rộng bến (Km28 bờ phải; bờ trái đoạn qua xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Tình trạng sông cạn đến đâu đưa bến ra đến đó, không chỉ gây bồi lắng dòng sông, thu hẹp dòng chảy mà còn ảnh hưởng đến kết cấu luồng đường thủy.

Bát nháo hoạt động vận tải, bốc dỡ

Tỉnh đã ban hành quy hoạch nên Sở GTVT kiên quyết không cấp phép cho các bến thủy không có trong quy hoạch. Chính quyền cấp huyện nếu không cưỡng chế thực hiện thì rất khó dừng hoạt động của bến thủy hoạt động trái phép.
Ông Nguyễn Hữu Tài,
Trưởng phòng Quản lý giao thông, Sở GTVT Phú Thọ


Cũng theo ghi nhận của PV, hiện hoạt động kinh doanh bốc dỡ hàng hóa, vận tải thủy trên sông Lô đoạn qua huyện Đoan Hùng, Phù Ninh đang diễn ra rất lộn xộn tại các bến thủy và ngay trên luồng, hành lang bảo vệ luồng chạy tàu. Điều này gây mất trật tự ATGT và thất thu phí phương tiện thủy vào, rời cảng bến thủy.

Sở GTVT Phú Thọ cho biết, trên đoạn đường thủy qua huyện Đoan Hùng chỉ có một số bến có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực như: Cẩm Linh, Thái Bình, Hương Anh, sông Lô, cảng Hào Hưng, còn lại đều đã hết hạn giấy phép.

Tuy vậy, khảo sát của PV, gần như tất cả các bến dù không có phép vẫn hoạt động đón trả tàu, bốc dỡ hàng ra, vào bình thường mà không có sự kiểm soát nào của lực lượng chức năng trên tuyến. Hầu hết các bến tận dụng tối đa mặt bằng tự nhiên ven sông để chất cát, sỏi và tạo thành bãi cho xe tải đi lại. Trong khi đó, tại một số bến có phép như: Hương Anh, Thái Bình... lại có tình trạng đưa hàng hóa xuống tàu vượt quá vạch dấu mớn nước (quá tải) ngay trong vùng nước của bến.

Không chỉ lộn xộn tại các bến, nhiều điểm khác trên tuyến sông Lô qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc còn đang bị biến thành điểm trung chuyển, “bến nổi” sang tải hàng hóa ngay trên luồng, hành lang bảo vệ luồng tàu. Một số thuyền viên cho biết, do các tàu cỡ lớn không lên được vùng thượng nguồn nên phải nhận trung chuyển, sang mạn từ tàu nhỏ hơn. Hầu hết các điểm neo đậu, trung chuyển trên đều không phép, bởi đại diện Sở GTVT Phú Thọ cho biết, hiện chỉ có một điểm trung chuyển, sang mạn hàng hóa trong vùng nước cảng có phép, còn lại là tự phát.

Đáng lưu ý, tại các điểm trung chuyển trên, khá nhiều tàu nhận hàng không có biển số, chứng nhận đăng kiểm hoặc không có trong dữ liệu quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy như: Tàu LHQ-12, PT-1699, VP-1023... Thậm chí, quan sát của PV, hầu hết các tàu khi rời khỏi điểm trung chuyển, sang mạn để đưa hàng về theo tuyến sông Hồng đều trong tình trạng quá tải, không ai quản lý phương tiện vào, rời hay quy định về an toàn hoạt động bốc dỡ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.