• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bến cóc, xe dù lộng hành trước cổng bến xe

05/06/2014, 13:22

Trước cổng bến, xe dù ngang nhiên hoạt động. Còn trong bến, cò xe, nạn móc túi hoành hành. Đây là thực trạng đang diễn ra ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật tại bến xe Đắk Lắk ...

Có tới 3 xe khách lập bến cóc, bày bàn ghế ngồi đón khách ngay cây xăng Tuấn Tú đối diện bến xe Đắk Lắk
Có tới 3 xe khách lập bến cóc, bày bàn ghế ngồi đón khách ngay cây xăng Tuấn Tú đối diện bến xe Đắk Lắk


Cổng bến, xe dù “hớt” khách


Từ nhiều ngày nay, theo quan sát của PV Báo Giao thông, nhiều xe dù ngang nhiên tụ tập tại 2 cây xăng ngay trước cổng Bến xe Đắk Lắk, coi đây như điểm tập kết để đón khách. 


Đứng ngay từ tiền sảnh của bến xe Đắk Lắk dễ dàng nhận thấy thường xuyên có khoảng 4 chiếc xe đậu ở cây xăng dầu số 2 và cây xăng Tuấn Tú. Những chiếc xe này đặt biển chạy Kon Tum, Pleiku rồi chờ khách, hoặc chạy lòng vòng ở các khu vực trước cổng bến. 


Trên thực tế, những xe dù hoạt động tại đây không hoàn toàn theo kiểu tự phát mà đều có những quy định ngầm giữa các nhà xe. Cây xăng Tuấn Tú là “bến cóc” của xe khách chạy tuyến Đắk Lắk - Gia Lai. Trong khi đó, cây xăng số 18 là “bến cóc” của những xe khách chạy tuyến Đắk Lắk - Kon Tum. Ngoài ra, các xe khách chạy các tuyến khác cũng tranh thủ vào đổ xăng để... kéo khách. 


Để giành khách, các xe dù đã cố tình phá giá. Cùng một tuyến chạy Đắk Lắk - Gia Lai, có khi giá vé lên tới 200 nghìn đồng nhưng lúc cần, các xe này cũng có thể hạ xuống còn 70 nghìn để hút khách trong khi mức giá của xe tuyến cố định mua tại quầy bán vé là 110 nghìn đồng. 


“Xe dù phá giá như vậy nên khách không vào bến. Khi khách tới khu vực bến cóc là có xe đi ngay, không phải chờ đợi xe làm thủ tục xuất bến và đi theo giờ cố định” - nhiều chủ xe phàn nàn. 


Một chủ xe tên Hòa chạy tuyến Đắk Lắk - Gia Lai cho biết, xe dù ngang nhiên đậu, đón khách ngay trước cửa bến khiến xe chạy tuyến cố định trong bến thường xuyên bị mất khách. “Nhiều hành khách vì tiện, thấy xe treo biển chạy đúng điểm mình cần đi là lên xe. Có khách biết xe dù không lên mà muốn vào bến mua vé cũng bị “cò” xe chèo kéo lên xe bằng mọi cách” - anh Hòa cho biết. 


Theo ghi nhận của PV, đa phần hành khách đi các tuyến ngắn như Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum thường lên luôn xe dù ngay cửa bến, chẳng mấy người vào khu vực bến để mua vé. 

Trong bến, cò xe hoành hành


Không chỉ xe dù, bến cóc, phía trong Bến xe Đắk Lắk, thường xuyên có hơn chục đối tượng tụ tập chèo kéo khách. Một chủ xe chạy tuyến Đắk Lắk - Hà Nội cho biết, mỗi khi có khách vào phải cho “cò” 30 nghìn đồng. Đáng nói là dù có khách do “cò” dẫn thật hay khách tự vào quầy mua vé, nhà xe đều phải trả tiền cho “cò”. “Không cho là tụi nó... ghét. Tụi nó toàn nghiện xì ke ma túy nên chẳng ai dám dây dưa” - một lái xe bức xúc.


Có hành khách sau khi xe ôm chở đến cổng bến xe liền bị “cò” bủa vây. Đây cũng là cơ hội cho bọn móc túi hành nghề. Theo anh Hạ, nhân viên bảo vệ tại bến xe, nhiều trường hợp khách vừa mới trả tiền xe ôm xong, vào mua vé xe mới biết mất ví tiền, điện thoại. 


Một chủ xe khách chạy tuyến Đắk Lắk - Huế, cho biết: Có lần “cò” dẫn khách lên xe, xau đó móc túi lấy trộm hết tiền của khách. Thấy hành khách khóc lóc tội quá, chủ xe phải nhờ người bắt “cò” trả lại tiền cho hành khách.


Khi hỏi đến lực lượng chức năng, nhiều người dân tại đây cho biết, công an phường sở tại (Tân An) chỉ đi tuần tra 1 lần/ngày, vào lúc khoảng vào 9h sáng rồi không thấy đâu nữa. Nếu có mất tiền khách cũng ít khi báo công an vì có báo cũng chả làm gì được.

Vĩnh Yên
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.