• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bất thường giữa mùa lũ, tàu thuyền liên tục mắc cạn

23/09/2019, 06:23

Dù đang giữa mùa mưa lũ nhưng mực nước trên một số tuyến sông chính ở phía Bắc khá thấp khiến tàu thuyền đi lại khó khăn.

Một tàu không biển số đăng ký, chở quá tải lưu thông trên sông Đuống

Mực nước thấp cũng làm gia tăng TNGT đường thủy.

Thuyền viên “hãi” luồng tàu sông Lô

Ngày 21/9, sông Lô đoạn qua phía thượng lưu và hạ lưu bến phà Đức Bác (giáp huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc và TP Việt Trì, Phú Thọ) được lực lượng chức năng điều tiết giao thông thủy cấm luồng để trục vớt một tàu mang biển số Vĩnh Phúc bị tai nạn và chìm vào chiều 20/9. Các thuyền viên chứng kiến vụ tai nạn cho biết, chiếc tàu đang chở cát từ hướng thượng lưu sông Lô xuôi về sông Hồng, khi đến đoạn trên bất ngờ bị va vào đá ngầm, tàu quay ngang một lúc, mũi dạt vào bờ thì nghiêng, chìm dần.

“Dù các thuyền viên nỗ lực bơm nước từ tàu ra, nhưng vẫn không cứu vãn nổi. May mắn các thuyền viên đủ thời gian để thoát ra ngoài nên không có thiệt hại về người”, một thuyền viên kể.

Theo thông tin từ một số chủ tàu chuyên hoạt động tuyến này, khoảng 2 tuần gần đây, đoạn sông này liên tiếp xảy ra các vụ tàu chở hàng bị va vào đá ngầm, trong đó có 4 trường hợp tàu bị chìm. “Từ ngày 14 - 19/9 xảy ra 3 trường hợp tàu khác bị tai nạn, trong đó có tàu PT-2061, HY-0168 và một tàu mang biến số Nam Định bị chìm đều do va phải đá ngầm. Đợt này tàu liên tục bị đâm ở đây, tàu nào cũng sợ khi qua đây”, một thuyền viên nói và cho biết, đoạn sông trên có một bãi đá ngầm gần giữa sông bên trái ở phía thượng lưu ngay trước bến phà Đức Bác khiến dòng nước ngầm chảy rất “rít”. Lái tàu nếu không có kinh nghiệm “cắt lái” vào mom bến phà sẽ dễ gặp nguy hiểm.

Ông Trần Xuân Khơi, Giám đốc Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 1 xác nhận, gần đây luồng đường thủy đoạn qua bến phà Đức Bác liên tục xảy ra các vụ tàu bị tai nạn, nguyên nhân chính do tàu va vào bãi đá ngầm. Trước tình hình trên, hiện đơn vị đang phải bố trí tàu, phương tiện chốt trực điều tiết giao thông thủy, canh giữ phao tại khu vực trên.

“Hiện đang mùa lũ, nhưng thực tế nước sông Lô xuống thấp. Thủy văn khu vực này phức tạp, luồng bị thu hẹp do bãi đá ngầm, dòng chảy siết, không thuận lợi cho phương tiện. Trong khi phương tiện qua lại đây khá đông, đa số tàu lớn hơn cấp kỹ thuật của luồng. Gần đây, mực nước trên luồng chỉ dao động trên dưới mức 2,8m, nhưng nhiều tàu có mớn nước khoảng 3,2m khiến đi lại thêm khó khăn”, ông Khơi cho biết.

Cũng theo ông Khơi, phao dẫn luồng tại đoạn có bãi đá ngầm cũng liên tục bị tàu đâm, kéo trôi mất, chỉ hơn một tháng gần đây đã mất 3 quả.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, khi thực hiện dự án WB6 nâng cấp cải tạo đường thủy tuyến Việt Trì - Quảng Ninh đã có phương án xử lý nổ mìn thanh thải bãi đá ngầm tại khu vực này. Tuy nhiên, do lo ngại ảnh hưởng đến công trình nhà dân (sát sông bên phía Phú Thọ) nên không triển khai, đến nay bãi đá ngầm vẫn còn tồn tại.

Vi phạm quá tải phổ biến

Đại diện một số trạm quản lý bảo trì đường thủy khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình cho biết, gần đây xảy ra liên tiếp các vụ phương tiện thủy đâm va hoặc tự chìm đắm. Ngày 15/9 tại khu vực gần cửa sông Ninh Giang xảy ra vụ tàu TB-1355 bị đắm sau khi xảy ra đâm va với một phương tiện khác. Cách đó không lâu, một tàu chở gạch đang neo đậu tại môt bến không phép nằm sát một cầu vượt sông Cấm bất ngờ bị chìm… Đáng lưu ý, hầu hết các vụ tai nạn xảy ra trong thời điểm thủy văn bình thường, vì vậy không có yếu tố sóng to, gió lớn của mùa lũ.

Thuyền viên tên Lê Hoàng Hải, tàu NĐ - 6215 thông tin: “Hơn một tuần nay đoạn cua đầu tiên sau khi vào cửa Kênh Đồng (Hải Phòng) thường xuyên bị cạn, phương tiện phải chờ sáng sớm để bắt nước qua. Khá nhiều trường hợp tàu bị mắc cạn, gần nhất đêm 20/9, một tàu kéo đẩy bị mắc cạn, khiến các tàu khác phải nằm đợi”.

Khảo sát tại các khu vực cầu Đuống trên sông Đuống và cầu Long Biên trên sông Hồng, PV Báo Giao thông ghi nhận mực nước thường xuyên xuống thấp, để hở phần đế trụ cầu. Tuy vậy, phần lớn phương tiện chở hàng (nhất là chở cát, vật liệu xây dựng, than…) khi lưu thông trên tuyến đều chở “dầm” nước, quá tải.

Ông Nguyễn Văn Bán, Phó chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, gần 9 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn đường thủy khu vực phía Bắc gia tăng so với cùng kỳ năm trước. “Tình trạng phương tiện thủy chở quá tải là một trong những nguyên nhân gây gia tăng tai nạn. Một nguy cơ khác là nhiều tàu trọng tải lớn, kích thước quá khổ so với cấp kỹ thuật của luồng (phần chìm của tàu lớn hơn so với chiều sâu luồng) hoạt động, vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng, công trình vượt sông”, ông Bán cho biết.

Ông Trần Sỹ Nghĩa, Đội trưởng Thanh tra - An toàn số 4 cho rằng, chuyện vi phạm nguyên tắc giao thông của thuyền viên (chở quá tải, tránh vượt ẩu, đậu đỗ tùy tiện…), cảng bến thủy vẫn diễn ra phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNGT trong thời gian qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.