• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bát nháo trên cao tốc Liên Khương-đèo Prenn

07/12/2015, 13:38

Xe máy ngược xuôi, con lươn bị đập nát, người đi bộ mặc nhiên qua lại, gia súc rong ruổi trên đường cao tốc.

A1 (1)
Xe máy chạy 2 bên, đua tốc độ với ô tô ở giữa đường cao tốc

Cao tốc Liên Khương – đèo Prenn được khởi công xây dựng vào cuối tháng 4/2004 (hoàn thành cuối 6/2008). Dự án có tổng vốn đầu tư 934 tỷ đồng, theo hình thức BOT, đường được thiết kế rộng 45 mét, dài 19,2 km với 4 làn xe, dành riêng cho ôtô lưu thông, không có đường giao cắt, cấm xe máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, tình trạng bất chấp các biển báo cấm, xe máy, người đi bộ và gia súc vẫn ngang nhiên đi vào đường cao tốc gây mất ATGT, tiềm ẩn nguy cơ TNGT...

Bất chấp biển báo cấm!

Sau nhiều ngày thực tế, trên tuyến cao tốc Liên Khương – đèo Prenn dài gần 20km, đoạn từ chân đèo Prenn (TP. Đà Lạt) đến ngã 3 Liên Khương (huyện Đức Trọng) và ngược lại, PV Báo Giao thông ghi nhận và chứng kiến kiểu giao thông bất chấp tính mạng của người dân và phương tiện tham gia giao thông đang diễn ra tại đây...

A3
Ô tô thoải mái quay đầu qua đoạn dải phân cách bị đập phá

Từ sáng sớm, theo hướng từ chân đèo Prenn, nhiều xe máy vẫn vô tư đi vào đường cao tốc, phóng với tốc độ 60, 80km/h chạy “đua” cùng ô tô. Cùng với đó, hàng chục vị trí con lươn bị đập nát hoặc được kê bằng đá, đắp đất “chờm” ra đường từ 10 – 20cm tạo thành bậc thang để mở lối cho xe máy leo qua đường. Những chiếc xe máy chở cỏ, hàng hóa đi ngược chiều và từng đàn gia súc được chăn thả gặm cỏ trong khuôn viên đường cao tốc, bên cạnh những chiếc xe ô tô phóng với tốc độc 80-100km/h.

Theo một công nhân đô thị đang chăm sóc cây tại đây cho biết: “Ở hai đầu cao tốc có khoảng 5km đường gom dân sinh dành cho xe máy và người dân đi lại, những đoạn không có đường gom thì không được phép đi vào. Tuy nhiên, tình trạng xe máy chạy vào đường cấm vẫn diễn ra thường xuyên”.

Theo quan sát của PV, hai bên khuôn viên của đường cao tốc được rào bởi lưới B40 che chắn người và gia súc đi vào nhưng nhiều vị trí đã bị cắt bỏ để tiện cho việc đi vào đất canh tác. Cùng với đó là hàng chục đường dân sinh được người dân tự đấu nối trực tiếp với đường cao tốc để “phục vụ” việc đi lại. Và có ít nhất 2 điểm con lươn bị đập nát rộng từ 1m – 2m để cho ô tô quay đầu.

A4
Xe máy cũng vượt dải phân cách giữa đường cao tốc

Chiều ngày 20/11, ngược hướng từ ngã ba Liên Khương về TP. Đà Lạt, tình trạng xe máy ngang nhiên “giành đường” chạy “đua” với ô tô diễn ra nhiều hơn và người dân chạy ngược chiều hoặc vội vã băng con lươn để sang đường.. Mặc dù các biển báo cấm được nhìn thấy rất rõ.

Anh Nguyễn Văn Ba (ngụ Đức Trọng, Lâm Đồng) nói: “Biết là nguy hiểm nhưng không đi vào cao tốc thì không còn cách nào khác, vì nhà và đất canh tác đều nằm trong khu vực cao tốc. Nếu đi đúng đường, phải mất 5km chạy qua hầm chui, nên tiện thì cho xe “trèo” con lươn qua đường cho nhanh”.

Được biết, trước đây có nhiều đường dân sinh dẫn vào rẫy và lên núi nhưng từ lúc đường cao tốc cắt ngang thì người dân “mất đường” nên chỉ còn cách đi vào đường cao tốc để canh tác.

Theo cán bộ của hai xã Hiệp An và Hiệp Thanh - nơi cao tốc chạy qua cho biết, chính quyền đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi vào đường cao tốc nhưng không “hiệu quả”. Để giải quyết dứt điểm “bất cập” trên, cần bố trí đường gom để người dân đi, vừa đảm bảo ATGT, vừa giúp người dân thuận tiện đi lại.

A7
Người đi bộ cũng hồn nhiên sang đường cao tốc

Khó quản lý(?)

Theo số liệu thống kê từ Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ năm 2010 đến nay đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc (làm chết 6 người và bị thương 11 người). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do xe máy đi vào làn đường cao tốc, chạy ngược chiều, băng ngang bất ngờ khiến ôtô không kịp tránh.

Được biết, vào năm 2014 trên cao tốc này đã xảy ra vụ TNGT giữa ôtô và đàn bò đang tìm kiếm thức ăn làm chết một lúc 4 con bò. Rất may, vụ tai nạn không có thương vong về người, ôtô chỉ bị hư hỏng nhẹ.

IMG_1217
Bỏ qua biển cấm, xe máy vô tư vào đường cao tốc

Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cho biết, tình trạng mất ATGT trên đường cao tốc như: đập phá con lươn, kê đá ván và cắt lưới để làm lối đi xảy ra thường xuyên, gây “nhức nhối” cho vấn đề ATGT. Cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra, xử lý cho đắp, rào lại nhưng sau đó người dân lại tiếp tục phá.

Hiện cao tốc chỉ cấp giấy phép cho một số người làm công tác quản lý bảo vệ rừng và người tôn tạo cảnh quan trong khu vực đường cao tốc. Việc người dân tự tiện mở đường, đấu nối vào cao tốc do huyện Đức Trọng quản lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.