• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bất lực dẹp cảng, bến thủy không phép

06/12/2018, 10:05

Đến nay, mọi chuyện vẫn đâu hoàn đấy, hàng loạt bến thủy vẫn vô tư hoạt động, thách thức cơ quan chức năng...

Cụm cảng, bên thủy không phép trên sông Công

Cụm cảng, bên thủy không phép trên sông Công

Liên tục khoảng 6 tháng qua, ngành Đường thủy và các cơ quan chức năng triển khai đợt cao điểm xử lý tình trạng cảng, bến thủy nội địa không phép. Tuy nhiên, đến nay, khi hết đợt cao điểm, mọi chuyện vẫn đâu hoàn đấy, hàng loạt bến thủy vẫn vô tư hoạt động, thách thức cơ quan chức năng... 

Sau cao điểm… mọi thứ trở về như cũ

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, một bên bờ sông Công đoạn từ Km2-Km5 thuộc xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang có cụm bến thủy vật liệu xây dựng của 15 hộ gia đình nằm nối tiếp nhau. Có bến xây bờ kè lấn ra tận sông; bến khác nằm cả trong hành lang bảo vệ cầu đường bộ, đường sắt. Đáng nói, tất cả các bến này đều không được cấp phép hoạt động.

Cách đây 3 năm, chính quyền địa phương tại đây không thu tiền sử dụng đất, không giao đất để các hộ dân này làm bến thủy. Tuy nhiên, chính quyền cũng không thu hồi đất nên các bến vẫn hoạt động bình thường. Các bến không được quản lý như bến có phép, nên không ai quản lý phương tiện thủy ra vào, không thu phí cảng vụ, không ai kiểm soát tải trọng ô tô ra, bến vào.

Giải quyết “điểm nóng” trên, tháng 6/2018, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc (trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam) chủ trì đợt cao điểm liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm, với sự tham gia của cả Sở GTVT, CSGT, Ban ATGT địa phương với kỳ vọng tạo sự chuyển biến rõ rệt, lập lại trật tự trong quản lý bến thủy.

Thế nhưng, sau gần 6 tháng, ghi nhận của PV, mọi hoạt động của các bến này vẫn gần như cũ, không hề có sự thay đổi nào. Trao đổi với PV, đại diện liên ngành nêu hàng loạt khó khăn như: Vị trí các bến không đủ điều kiện cấp phép tạm thời, nhưng thẩm quyền giải tỏa vi phạm thuộc chính quyền địa phương. Mặt khác, các bến bãi có từ vài chục năm trước, mang lại việc làm cho nhiều hộ gia đình, trong khi địa phương chưa bố trí quy hoạch vị trí khác để di dời.

“Kết thúc cao điểm, liên ngành cũng chỉ kiến nghị chính quyền địa phương nghiên cứu bố trí vị trí di dời và giải tỏa các bến vi phạm trên”, đại diện liên ngành cho biết.

Tương tự, trên tuyến sông Đuống qua Hà Nội và Bắc Ninh, từ cuối tháng 6 đến tháng 8/2018, liên Cục CSGT - Đường thủy - Đăng kiểm mở đợt cao điểm bảo đảm ATGT đường thủy, trong đó tổng kiểm tra các cảng, bến thủy. Qua đó, kiểm tra, phát hiện và xử phạt 44 bến thủy hàng hóa hoạt động không phép, quá thời hạn giấy phép.

Theo đoàn kiểm tra liên ngành, có 25 cảng, bến không phép do là đất nông nghiệp được chủ cảng bến thuê lại của dân hoặc của thôn, còn 10 trường hợp khác do được chính quyền xã thuê đất trước năm 2013 nên không đủ điều kiện về mặt bằng để được cấp phép. Ngoài ra, liên ngành cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết không cấp phép và giải tỏa 7 bến thủy gồm: Tất Thắng, Ông Hoàng, Phương Chinh (Hà Nội), Ông Ngà, Bà Yến, Hùng Vân, Ông Tưởng (Bắc Ninh) do nằm ở vị trí gây mất an toàn giao thông, thoát lũ.

Theo ông Nguyễn Văn Luận, Trưởng đại diện Cảng vụ Bắc Ninh, sau đợt cao điểm, trên tuyến sông Đuống thuộc địa bàn Bắc Ninh chưa có bến nào bị cưỡng chế giải tỏa, hầu hết các bến vẫn tiếp tục hoạt động, trong khi chỉ có 2 bến được cấp phép mới.

Cả năm giảm được khoảng 30-40 trường hợp

Theo Cục Đường thủy nội địa VN, hiện trên các tuyến đường thủy quốc gia có tới 1.200 bến thủy hoạt động không phép. Con số này tại các tuyến địa phương cũng lên tới hơn 660 bến. Các cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép cũng là nơi dung dưỡng các vi phạm pháp luật giao thông đường thủy, cạnh tranh vận tải bất bình đẳng, ngân sách thất thu phí ra vào cảng bến đối với phương tiện thủy.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, đầu năm 2018, Cục Đường thủy nội địa VN đặt mục tiêu kéo giảm 10% số lượng cảng, bến thủy hoạt động không phép, trái phép trên đường thủy quốc gia so với năm trước. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ đạo lực lượng chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử phạt bến không phép, lãnh đạo Cục này nhiều lần trực tiếp làm việc với ngành chức năng các địa phương nhằm đôn đốc quan tâm giải tỏa bến không phép, cấp phép tạm thời cho bến đủ điều kiện để từng bước đưa hoạt động cảng bến vào nề nếp. Mặc dù vậy, đến nay tình hình chuyển biến rất chậm, số lượng bến bị giải tỏa hoặc được cấp phép mới rất ít. So với đầu năm 2018, số lượng bến không phép trên toàn quốc chỉ giảm được khoảng 30-40 trường hợp.

Ông Trần Sỹ Duy, Trưởng phòng Pháp chế, Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều địa phương chậm triển khai quy hoạch chi tiết bến thủy (hiện mới có hơn 10 tỉnh, thành có quy hoạch) kéo theo công tác cấp phép bến thủy gặp nhiều vướng mắc, cũng như có nhiều bến không phép được đầu tư khai thác tồn tại nhiều năm, địa phương chưa xử lý quyết liệt.

“Nguyên nhân bến thủy hoạt động chưa được cấp giấy phép không chỉ từ ý thức chủ bến hay phương thức quản lý, mà còn liên quan đến công tác quản lý đất đai. Trước đây, có những bến được UBND cấp huyện cho thuê đất là đủ điều kiện để cấp phép, nhưng sau khi thực hiện Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cho thuê đất thay đổi, nên khi làm lại thủ tục thuê đất nảy sinh vướng mắc, khó khăn”, ông Duy cho biết.

Bỏ đề xuất thí điểm quản lý tạm thời bến không phép

Hiện Cục ĐTNĐ Việt Nam đang xây dựng dự thảo nghị định quản lý đường thủy nội địa, trong đó từng đề xuất thí điểm đưa lực lượng Cảng vụ đường thủy vào quản lý các bến không phép, quá hạn đã hoạt động ổn định lâu dài nhưng gặp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục cấp phép nhằm kiểm soát phương tiện, bảo đảm trật tự ATGT. Tuy nhiên, ông Trần Sỹ Duy, Trưởng phòng Pháp chế, Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, dự thảo mới nhất đã bỏ đề xuất nội dung trên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.