• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bất an xe khách chạy miền núi chở ngập hàng

28/06/2016, 14:12

Một vụ tai nạn khi chiếc xe ôtô khách bị “cứa” đứt nóc sau khi va chạm với một xe tải ben trên QL217...

15

Xe đang chất hàng trên nóc trước khi rời bến

Một vụ tai nạn khi chiếc xe ôtô khách bị “cứa” đứt nóc sau khi va chạm với một xe tải ben trên QL217 qua Thanh Hóa mới đây khiến nhiều người lo lắng, bất an về những chuyến xe khách chạy tuyến miền núi Thanh Hóa.

Xe cũ chất ngập hàng

Sáng 25/6, có mặt tại Bến xe phía Tây Thanh Hóa - nơi xuất phát những chiếc xe chạy lên các huyện miền núi phía Tây của tỉnh, PV Báo Giao thông ghi nhận có tới hàng trăm chiếc xe đang chờ giờ để chạy. Đa phần các xe chất đầy hàng hóa trên nóc, như xe BKS: 36B-003.04; 36B-002.80… Bước thử lên vài chiếc xe, PV thấy hàng hóa la liệt trong khoang, trên các lối đi, dưới gầm ghế. Đa số các xe chạy tại bến này có bề ngoài khá cũ, phía trên nóc thường có những khung sắt gắn cố định để thuận tiện cho việc chất chở hàng hóa.

Cầm bọc hàng từ tay một người vừa chạy xe máy tới, phụ xe BKS 36B-004.96 nhanh tay vứt vào xe, dúi vào tay khách một tờ giấy ghi số điện thoại nhà xe rồi dặn: “100.000 đồng, trả trước hay sau cũng được”. Anh Hải, khách vừa đem hàng đến gửi cho biết: “Chúng tôi nhận các mối hàng ở trên Lang Chánh, nên chỉ cần trao đổi qua điện thoại là chúng tôi đem hàng ra đây gửi lên cho họ. Cước phí thì cũng tùy theo lượng hàng, 100.000 đồng cũng có mà 200.000 đồng cũng có”. Còn phụ xe vừa bốc hàng lên xe vừa nói: “Xe chạy tuyến huyện, ngày thường ít khách lắm, nên không có hàng hóa làm sao đủ chi phí xăng dầu, tiền bến bãi?”.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trịnh Văn Trường, Trưởng Bến xe phía Tây Thanh Hóa cho biết, hiện tại bến có trên 100 xe hoạt động vận tải đi các huyện miền núi phía Tây của tỉnh: Thanh Hóa như: Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Quan Hóa… Ngoài ra, còn một số xe cũng chạy các tuyến liên tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội. Số xe chạy đường dài chiếm khoảng 15 xe.

“Đối với những xe hoạt động vận tải tại bến, chúng tôi đều kiểm tra nghiêm trước khi ra vào bến. Bên cạnh đó còn kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn kỹ thuật… Những xe hết niên hạn hoặc hết thời hạn đăng kiểm, chúng tôi sẽ không cho xuất bến hoặc tiếp nhận tại bến và sẽ thông báo tới lực lượng chức năng để xử lý”, ông Trường khẳng định.

16

Đa số các xe ở Bến xe phía Tây Thanh Hóa đều gắn khung sắt để chở hàng trên nóc

Khó quản hàng hóa trên xe khách

Liên quan đến vấn đề xe khách nhận chở hàng hóa trong xe, chất trên nóc xe, ông Trường thừa nhận, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa kiểu nhỏ lẻ về tuyến huyện nhiều, trong khi các dịch vụ chuyên nghiệp chuyển phát hàng hóa về khu vực miền núi còn ít, nên người dân thường gửi hàng hóa lên xe khách cho nhanh. “Vấn đề xe khách nhận chở hàng hóa, mình rất khó kiểm soát. Có thể trong bến, nhà xe ít nhận nhưng ra ngoài lại nhận, thì bến không thể kiểm soát. Còn tại bến, chúng tôi cùng ngành chức năng như TTGT vẫn thường xuyên kiểm tra, xử lý những vi phạm trong hoạt động vận tải của các nhà xe”, ông Trường nói.

Ở góc độ an toàn kỹ thuật xe, ông Lâm Minh Phúc, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa cho hay, thường những xe chạy tuyến miền núi hay chất hàng ở trên xe. Trong quy định thì không được phép vì các thông số chịu lực của xe đã được nhà sản xuất tính toán kỹ. “Đường miền núi khó đi, cộng thêm việc chở hàng dễ dẫn tới các khung xương của xe bị yếu đi, nên sẽ có nguy cơ mất ATGT, an toàn kỹ thuật xe. Trung tâm chỉ tiếp nhận đăng kiểm các xe có đủ điều kiện, còn khi ra ngoài thì họ thay đổi, Trung tâm không thể kiểm soát được”, ông Phúc cho biết.

Theo số liệu xử phạt của TTGT Thanh Hóa, tính từ ngày 1/1/2016 đến thời điểm hiện tại, lực lượng này đã xử phạt 70 xe khách chạy tuyến TP Thanh Hóa đi các huyện miền núi phía Tây của tỉnh với các lỗi đón trả khách, chạy sai hành trình và lịch trình; Tổng số tiền phạt gần 119 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX đối với 23 trường hợp. Riêng tại bến xe, lực lượng TTGT xử lý 8 trường hợp vi phạm các lỗi không đảm an toàn kỹ thuật, phạt tiền 10 triệu đồng và tước GPLX đối với 4 trường hợp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.