• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bất an thượng nguồn Thu Bồn

09/03/2016, 16:16

Mỗi ngày, hàng trăm người dân xã Hiệp Hòa qua lại đoạn sông chảy xiết nơi thượng nguồn trên chiếc đò nhỏ...

17
Người dân Hiệp Hòa mỗi ngày phải qua sông chảy xiết trên con đò nhỏ vô cùng nguy hiểm

Vừa tan học buổi chiều, tốp học sinh trường Tiểu học và THCS Lý Thường Kiệt (xã Hiệp Hòa) ùa ra bên sông chờ con đò mộc nhỏ tấp lại. Chưa đầy chục phút, 5-7 em học sinh cùng vài ba xe máy của người dân đã chật kín con đò nhỏ. Ông Phạm Văn Bích (thôn 2, xã Hiệp Hòa), người lái đò liên tục nhắc hành khách: “Sông ở đây nước chảy mạnh, mọi người ngồi im, nhỡ rơi xuống thì hậu quả khó lường”.

Vừa cập bến, con đò của ông Bích lại đón 2 xe máy chở đầy đót rừng. Chiều rộng con đò chỉ vừa khít chiều dài của chiếc xe máy. Người điều khiển xe máy thứ 2 bỗng trượt bánh ra khỏi tấm ván lên đò, suýt rơi xuống sông.

Ông Lương Phước Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa cho hay, xã có 5 thôn thì có đến 3 thôn 1,2,3, người dân phải đi đò mỗi khi qua lại khúc sông này. Biết nguy hiểm nhưng trên tuyến đường thủy độc đạo này, việc đi lại bao đời nay vẫn phải nhờ cả vào con đò nhỏ. Những mùa mưa hay thủy điện xả lũ, xã phải chủ động thông báo để học sinh ngủ học, phòng tránh hậu quả.

Thống kê UBND xã Hiệp Hòa, thôn 1, 2, 3 của xã có 162 hộ dân với 495 nhân khẩu. Trong đó, riêng thôn 1 và thôn 2 có 42 học sinh mẫu giáo, tiểu học và THCS. Đò ngang cách trở khiến sản phẩm của người dân nơi đây bị tư thương ép giá. Một nải chuối ở thị trấn có giá 10 nghìn đồng thì ở đây chỉ bán được 1 nghìn đồng. Các vùng khác trồng keo bán giá gần 1 triệu đồng/tấn thì thương lái đến Hòa Hiệp mua giá 200 nghìn đồng/tấn. Làm một ngôi nhà cấp 4 ở Hiệp Hòa cũng mất 3 tháng mới xong, vì chỉ mấy tấn xi măng cũng phải mất cả tuần mới chuyển hết qua sông.

Ông Văn Bá Thành (62 tuổi, thôn 2 xã Hiệp Hòa) cho hay, đò ngang cách trở, đã có người mất mạng do không kịp đón đò, như trường hợp em Phạm Thị Dung (SN 1995, ở thôn 2, xã Hiệp Hòa) bị mệt, tức ngực lúc đêm tối. Giờ đó đò đã nghỉ, người nhà đi tìm lái đò đến gần 12 giờ đêm mới đưa Dung được đến bệnh viện, nhưng em đã tử vong.

Bến đò này từng xảy ra thảm kịch “chìm đò” năm 1997, cướp đi sinh mạng của 12 người. Ông Võ Quang Bình, lúc đó là Trưởng Công an xã Hiệp Hòa kể lại, khoảng gần trưa, con đò chở đến 36 người rời bến đò thôn 2 về bến đò Hà Trung (thôn 5) gặp ngay nước lũ thượng nguồn, bẻ gãy bánh lái. Chưa đầy 5 giây, con đò lật úp kéo theo 12 người.

Theo ông Phan Thái Bình, Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức, khu vực này cũng từng được đưa vào đề án xây dựng cầu treo dân sinh của Chính phủ nhưng đến khi khảo sát thực hiện thì không đạt yêu cầu vì dài đến 166 m, mà theo quy định thì cầu treo dân sinh không vượt quá 130 m.

Lãnh đạo Ban ATGT huyện Hiệp Đức cho hay, trong khi chưa có cây cầu xóa cảnh đò ngang cách trở, Ban đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, chủ đò đảm bảo quy định an toàn cho hành khách, tránh đi lại trong hoàn cảnh điều kiện thời tiết bất lợi, nguy hiểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.