• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bất an mô tô phân khối lớn "dọa" người đi đường

22/05/2021, 06:50

Mỗi năm có thêm hàng nghìn xe mô tô phân khối lớn được nhập khẩu, hầu hết các xe đều có tiếng ồn lớn.

Các vụ tai nạn do xe mô tô phân khối lớn gây ra thường gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: M.H

Tại các đô thị, ngày càng xuất hiện nhiều xe phân khối lớn tham gia giao thông, gây ô nhiễm tiếng ồn, bất an cho người đi đường.

Nhiều người hoảng sợ

Chị Lê Như Quỳnh (khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) đi làm bằng xe máy qua tuyến đường Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở. Trên đường đi, chị thường xuyên bắt gặp các xe mô tô phân khối lớn rồ ga chạy với tốc độ cao nên khá bức xúc với loại xe này.

“Lần nào nghe tiếng gầm rít của xe máy phân khối lớn từ phía sau tôi cũng giật mình thon thót, cảm giác như có xe đua sắp lao vào mình nên phải phanh gấp. Nhiều người khác cũng hoảng hốt, trẻ con ngồi sau co rúm người lại, ôm chặt vào người lớn”, chị Quỳnh kể.

Ở cùng khu phố chị ở có một thanh niên đi mô tô phân khối lớn, mỗi khi xe nổ máy phát ra tiếng ồn khiến nhiều người rất khó chịu. “Có hôm giữa đêm khuya, thanh niên này mới về nhà và cố tình để xe nổ máy một lúc lâu mới tắt làm cả phố thức giấc. Có người lớn tuổi góp ý, liền bị cậu ta cự cãi và xảy ra xích mích”, chị Quỳnh chia sẻ.

Không chỉ người đi xe máy “dị ứng” với tiếng nổ từ pô xe máy phân khối lớn, nhiều người đi ô tô cũng bức xúc với tiếng còi, đèn và cách lưu thông của loại xe này.

“Mấy hôm trước tôi đang lái xe ban đêm trên Đại lộ Thăng Long, bị giật mình bởi tiếng còi hú inh ỏi, đèn nhấp nháy từ phía sau. Tưởng có đoàn xe ưu tiên, tôi lập tức bật xi nhan chuyển vào làn trong để nhường đường. Sau đó mới biết là đoàn 5 - 6 chiếc mô tô phân khối lớn của “dân phượt”, trang trí dàn đèn nhấp nháy vừa chạy vừa hú còi để “dọa” xe khác. Mấy xe chạy phía trên cũng phải phanh gấp, giảm tốc độ sang làn khác nên rất nguy hiểm”, anh Nguyễn Văn Hùng, tài xế xe taxi công nghệ kể.

Khảo sát của PV, xe mô tô phân khối lớn (từ 150cm3 trở lên) ngày càng phổ biến ở các đô thị. Trên mạng xã hội, những người đam mê còn lập thành các hội, nhóm để giao lưu.

Anh Vượng, chủ một xe mô tô phân khối lớn ở Hà Nội cho biết: “Xe mô tô phân khối lớn là xe thể thao và đều là loại đắt tiền. Các xe hơn nhau ở âm thanh, tiếng nổ. Nếu chạy trên đường mà chậm, tiếng nổ không “khác người” thì còn gì là xe phân khối lớn!”.

Cần quản chặt hơn

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, tình trạng xe mô tô phân khối lớn khi lưu thông gây tiếng ồn lớn hơn xe máy thông thường đang gây bất an cho người tham gia giao thông, nhất là người điều khiển xe máy trên đường đô thị. Thực tế, gần đây xảy ra không ít vụ án mạng, gây thương tích xuất phát từ xe máy độ pô, nẹt pô to.

“Tiếng ồn của xe máy nói chung, xe mô tô phân khối lớn nói riêng chỉ được kiểm soát khi xuất xưởng xe và chế độ chạy tại chỗ. Còn khi xe lưu thông, tốc độ càng cao sẽ càng phát ra âm thanh, tiếng ồn lớn, song chưa được kiểm soát. Vì vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá lại quy trình kiểm soát tiếng ồn của xe phân khối lớn để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, bảo đảm ATGT và văn hóa giao thông”, ông Tạo nói.

Cũng theo chuyên gia này, xe mô tô phân khối lớn có thiết kế vận tốc cao, khả năng gây nguy hiểm lớn hơn xe máy thông thường. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt hơn, có chế tài phạt cao hơn đối với xe mô tô phân khối lớn lưu thông quá tốc độ; xử phạt hành vi xe máy có tiếng ồn lớn hơn mức độ cho phép.

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cũng cho biết, trong dự thảo Luật GTĐB sửa đổi mới chỉ đề xuất quy định kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe máy.

Tuy nhiên, khi luật được thông qua, sẽ triển khai kiểm tra khí thải với yêu cầu ống xả (pô xe) mô tô, xe máy phải đúng kiểu loại được chứng nhận để kiểm soát tiềng ồn từ mô tô phân khối lớn.

“Nếu áp dụng kiểm tra cả các hạng mục kỹ thuật khác đối với xe mô tô phân khối lớn, như còi, đèn, phanh… sẽ tương tự như kiểm định đối với ô tô”, ông Khanh nói.

Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ GTVT) cho biết, quy định kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động giao thông hiện nay mới chủ yếu về tiếng ồn “nền” trên các tuyến giao thông.

Chẳng hạn, quy định về khoảng cách đường giao thông với khu dân cư, giảm tiếng ồn, cấm còi xe… mà chưa quy định tiếng ồn khi phương tiện di chuyển.

“Tiếng ồn từ phương tiện có sự lan truyền và tự mất đi. Tuy nhiên, với thực tế giao thông hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn của mô tô phân khối lớn khi tham gia giao thông cũng cần đặt ra trong quá trình xây dựng dự thảo Luật GTĐB sửa đổi”, ông Tiến nói.

Chưa có quy định giới hạn tiếng ồn chế độ tăng tốc

Theo Cục Đăng kiểm VN, xe mô tô phân khối lớn chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Trung bình mỗi năm có vài nghìn xe được nhập khẩu, cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật. Trong đó, năm 2020 có hơn 6.800 chiếc, 4 tháng đầu năm hơn 1.500 chiếc.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT), giới hạn tiếng ồn lớn nhất đối với xe dung tích đến 125cm3 là 95dB (A), còn xe trên 125cm3 là 99 dB (A); song chỉ áp dụng đối với xe sản xuất, nhập khẩu mới và được kiểm tra ở chế độ không tải, tại trạng thái đỗ, còn chưa quy định giới hạn tiếng ồn ở chế độ tăng tốc.

Việc xe mô tô gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép, độ pô, còi, đèn… gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Bất cập là hiện nay chưa có quy định về kiểm định xe mô tô như đang áp dụng với ô tô nên việc quản lý sẽ gặp khó khăn.

Trường hợp xe mô tô tham gia giao thông nếu không đúng kiểu loại xe được cấp chứng nhận kỹ thuật ban đầu, lực lượng chức năng có thể căn cứ Luật Giao thông đường bộ để xử lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.