• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bất cập mỏ cát Bình Định không trạm cân-Kỳ 2: Lỗ hổng thất thoát tài nguyên

14/08/2021, 06:38
image

Bình Định thiếu hệ thống kết nối dữ liệu mỏ cát, việc quản lý mang tính thủ công, khiến nguy cơ thất thoát, bán cát không hóa đơn...

Từ tháng 4/2020, Nghị định 23/2020 của Chính phủ về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông có hiệu lực. Theo đó, các địa phương trên cả nước yêu cầu chủ mỏ cát triển khai quy định mới khi thực hiện khai thác khoáng sản này, đặc biệt lắp đặt trạm cân, camera.

Hệ thống này không chỉ phục vụ quản lý tại mỏ mà còn được kết nối đến các cơ quan chức năng (Thanh tra giao thông, Cục thuế tỉnh/thành…) để tăng cường giám sát, theo dõi, kiểm tra số lượng mua-bán cát, quá tải tại các điểm mỏ.

Mỏ cát Phú Hưng Hà Nội (TT Phú Phong, Tây Sơn) có trữ lượng và công suất lớn nhất tỉnh, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021 đã xuất bán (có hóa đơn) 78.000 khối. Tuy nhiên, trong vai khách hàng cần mua cát, PV được giới thiệu để mua cát không cần hóa đơn

Tuy nhiên, hơn một năm qua, tại tất cả các mỏ cát trên Bình Định đều chưa lắp đặt trạm cân, chưa kết nối giữ liệu. Việc mua bán cát có dấu hiệu không cần hóa đơn, thậm chí mua bao nhiêu cát cũng có, nhưng hóa đơn thì không?

Vô tư hỏi mua cát không hóa đơn

Những ngày trung tuần tháng 8/2021, PV có mặt tại khu vực các mỏ cát trên sông Kôn, đoạn qua các xã Bình Nghi, Tây Bình (huyện Tây Sơn, Bình Định). Trong vai khách hàng cần mua cát số lượng lớn, PV tìm đến mỏ Tuấn Phong được giới thiệu liên lạc với ông Tuấn.

Tuy nhiên, trao đổi qua điện thoại, vị này cho biết, một năm nay, mỏ cát Tuấn Phong đã được sang lại cho ông Tài - mỏ cát Đắc Tài. Liên hệ với ông Tài, ông này cho biết mỏ Tuấn Phong vẫn đang hoạt động bình thường, ông chỉ là chủ mỏ Đắc Tài.

PV đặt vấn đề muốn mua cát với khối lượng lớn, ông Tài cho biết, cát ở mỏ của ông rất đẹp, hiện tại đang rất cần người mua nên muốn mua bao nhiêu cũng được vì cát còn nhiều.

Hiện tại, cát ở mỏ Đắc Tài được bán với giá 50.000 đồng/1m3 cộng hóa đơn tầm 55.000 đồng/khối. PV cho biết muốn mua khoảng 10.000 khối thì ông Tài cho biết, cát mua bao nhiêu cũng được, còn hóa đơn chỉ xuất được khoảng 1.000 khối vì “trong mức độ quy định”.

“Muốn mua bao nhiêu cũng có, tôi bán chứ để làm gì còn hóa đơn thì chỉ được xuất từ tầm trên dưới 1.000 vì quy định 1 năm chỉ được xuất 10.000 hóa đơn”, ông Tài khẳng định.

Trước đó, ngày 29/7, trong vai khách hàng cần mua gần trăm ngàn khối cát san, PV đến mỏ Phú Hưng Hà Nội (TT Phú Phong, Tây Sơn), được một người đàn ông tên Khoa, nhận là quản lý mỏ (vì chủ mỏ - ông Toàn ở Hà Nội) trực tiếp ra giao dịch.

Xe cơi thùng, chở có ngọn, rơi vãi... vô tư hoạt động mỏ cát Phú Hưng Hà Nội trong khi đó, phía chủ mỏ than khó để "câu giờ" lắp trạm cân.

Ghi nhận PV những ngày cuối tháng 7/2021, hoạt động khai thác cát ở mỏ Phú Hưng Hà Nội diễn ra rầm rộ. Tuy nhiên, ông Toàn cho rằng, mỏ đang xin Sở TN&MT tỉnh lùi thời hạn lắp trạm cân do mỏ buôn bán khó khăn, dịch bệnh, địa bàn xa ít khách, đang phải vay mượn tiền để trả lương nhân viên, tiền dầu (?!).

Trong khi đó theo Sở TN&MT tỉnh, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021, mỏ này xuất bán (có hóa đơn) 78.000 khối, chiếm 78% công suất khai thác năm.

Ông Khoa cho biết, đây là mỏ lớn nhất của Bình Định nên nếu cần khối lượng trên mỏ vẫn đáp ứng đủ. Nếu ký hợp đồng, vận chuyển ngay thì giá cát là 35.000 đồng/1m3 cộng hóa đơn 42.000 đồng/khối.

Tuy nhiên, theo ông Khoa, cát mua bao nhiêu cũng được, còn hóa đơn chỉ xuất được tối đa 50% khối lượng mua, và cũng chỉ ở mức khoảng 30.000 khối.

PV đặt vấn đề mua 30.000 khối cho có hóa đơn, vị này lại quả quyết, chỉ có thể cấp hóa đơn được 50%. Còn lại, mỏ phải xử lý cho các khách hàng, hóa đơn cát vào các trạm trộn.

“Nếu mua chậm, sang đầu năm sau, giá cát lên đến 50.000 đồng/1m3, anh làm hợp đồng, mua sớm thì mới có giá tốt”, ông Khoa nói.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Toàn, đại diện pháp luật Công ty CP Đầu tư Phú Hưng Hà Nội (chủ mỏ cát Phú Hưng Hà Nội) cho rằng, ông Khoa không phải là quản lý mỏ, việc này là của cá nhân ông Khoa và khẳng định cát ở mỏ được bán có hóa đơn và vẫn còn khối lượng vài chục ngàn khối.

Điều lạ, nếu ông Khoa “không có vai trò gì” sao một người có thể dễ dàng vào mỏ, nhận là quản lý và giao dịch trực tiếp với khách hàng ngay tại mỏ?

Quản lý thủ công, khó ngăn thất thoát?

Thực tế không quá khó để tìm mua cát không cần hóa đơn tại mỏ cát trên địa bàn Bình Định. Anh K, một quản lý mỏ nay đã “giải nghệ” cho biết, quy định là vậy nhưng chẳng mấy mỏ thực hiện được viết hóa đơn khi bán hàng.

Hầu hết các mỏ đều có trữ lượng và công suất thấp (trên dưới 10.000 khối/năm) nên sẽ không đủ số lượng hóa đơn theo quy định. Bên cạnh đó, các hộ dân, khách hàng lẻ cũng chẳng ai cần hóa đơn vì giá thành sẽ gấp đôi.

Tìm hiểu của PV, mỗi khối cát khi có hóa đơn sẽ cộng thêm từ 30-40.000 đồng (tùy theo khu vực và % giữ lại của mỏ-NV), điều này sẽ khiến giá bán cát lên 75-80.000 đồng/khối.

Trong khi, nếu bán không hóa đơn, giá cát chỉ chừng 40.000 đồng/1m3. Kéo theo đó, nhà nước thất thu thuế phí, tài nguyên, trong khi chủ mỏ vẫn ung dung hưởng lợi.

Núi cát được đoàn xe chở từ mỏ Phú Hưng Hà Nội về tập kết ở lò gạch cũ trên địa bàn xã Tây Xuân không được phép

Chỉ riêng điểm tập kết này có khối lượng khổng lồ, chỉ cần kiểm tra nguồn gốc, trữ lượng, hóa đơn hay không sẽ thấy công suất khai thác của mỏ Phú Hưng Hà Nội (ảnh chụp ngày 30/7). Ảnh Xuân Huy

Trao đổi với PV, ông Trương Bá Vinh, Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT Bình Định) cho hay, ngoài camera, đến nay các mỏ cát đều chưa lắp đặt trạm cân do đặc thù địa hình lòng sông, không bãi chứa, và khai thác theo mùa vụ.

Ngay cả việc lắp camera chủ yếu phục vụ hoạt động của mỏ, chưa có hệ thống kết nối dữ liệu đến các cơ quan chức năng.

“Sở sẽ kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai lắp trạm cân, camera trong thời gian tới. Đồng thời trình tỉnh báo cáo Bộ TN&MT cung cấp hệ thống, phần mềm kết nối dữ liệu để tăng cường công tác giám sát”, ông Vinh nói.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Bình Định, việc quản lý trữ lượng khai thác hiện này chủ yếu bằng phương pháp truyền thống (báo cáo 1 năm/lần hoặc đột xuất).

Các chủ mỏ sẽ thực hiện báo cáo theo quy định về lập bản đồ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác và quy trình, phương pháp, biểu mẫu, qua đó xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế.

Hoặc Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm tra, xác định hiện trạng khai thác, sản lượng khai thác.

Thống kê sở TN&MT Bình Định, toàn tỉnh có 41 mỏ cát lòng sông trên 4 sông chính: Hà Thanh, sông Kôn, La Tinh, Lại Giang với tổng diện tích cấp phép 120,6ha, trữ lượng cấp phép đạt 2.693.809m³, công suất khai thác hằng năm theo thiết kế đạt 650.300m³/năm. Sản lượng khai thác thực tế của các doanh nghiệp tính đến nay khoảng 600.000m³, trữ lượng còn lại tại các mỏ trên khoảng 2 triệu m³.

Lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, trường hợp doanh nghiệp báo cáo sản lượng khai thác không phù hợp hiện trạng thực tế, Sở phối hợp với cơ quan Thuế để truy thu Thuế theo quy định. Đối với trữ lượng cát bồi lắng hằng năm, Sở này xác định và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với trữ lượng này và yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Theo Sở TN&MT Bình Định, qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong việc cắm cột mốc ranh giới mỏ, do đó Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát. Ngoài ra một số doanh nghiệp vi phạm như khai thác cát ban đêm, vận chuyển cát ướt, vượt tải trọng…

>>> Xem thêm video xe quá tải, phá cầu đường từ mỏ cát Phú Hưng Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.