• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Báo động tình trạng người đi bộ bị tử vong do TNGT ở TPHCM

21/01/2016, 16:10

TNGT liên quan đến người đi bộ tại TP HCM gia tăng ở mức báo động, cao thứ 3 chỉ sau xe gắn máy...

17

Người đi bộ sang đường trái quy định trước cổng Bệnh viện Ung bướu, tại đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) - Ảnh: Mai Huyên

TNGT liên quan đến người đi bộ tại TP HCM gia tăng ở mức báo động, cao thứ 3 chỉ sau xe gắn máy và ôtô tải. Riêng năm 2015 xảy ra 96 vụ, làm 50 người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do người đi bộ đi không đúng đường, sai vị trí.

Kỳ 1: “Mất mạng” chủ yếu do đi bộ sai

Tháng 11/2015, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 8 vụ do người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định làm 2 người chết và 6 người bị thương. Thế nhưng, nhiều người đi bộ vẫn liều lĩnh băng qua đường, bất chấp nguy hiểm từ dòng phương tiện lưu thông dày đặc.

Ồ ạt sang đường sai quy định

Liên tục trong nhiều ngày, PV Báo Giao thông có mặt trước cổng Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức) vào giờ tan tầm. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều tốp công nhân (mỗi tốp hàng chục người) đua nhau sang đường trước các đầu xe tải đang chạy trên QL1. Xe tải, ô tô khách đến khu vực này bị khựng lại, tài xế liên tục bấm còi inh ỏi nhưng dòng người vẫn “cắt mặt” chen qua. Ở vị trí đối diện với khu chế xuất là một chợ tạm lấn chiếm, bịt gần hết làn đường dành cho xe máy. Nằm cách đó khoảng 50 m là một hầm chui QL1 nhưng hoàn toàn vắng bóng khách bộ hành.

"Một số người vẫn có thói quen băng qua đường tại các vị trí không có vạch kẻ đường do tâm lý muốn đi tắt để đến đích sớm nhất có thể. Hành vi băng qua đường này ảnh hưởng không tốt cả về ATGT lẫn hiệu quả của dòng giao thông trên đường”.

TS. Nguyễn Cao Ý
Giảng viên Trường Đại học GTVT Hà Nội

Bà Năm, bán tạp hóa bên đường buột miệng: “Va quệt giao thông ở khu vực cổng khu chế xuất này “như cơm bữa”. Nhiều vụ TNGT chết người cũng xảy ra nhưng các công nhân không lấy đó làm gương mà vẫn xem thường tính mạng của mình”.

Tương tự là trước cổng Khu du lịch Suối Tiên (Xa lộ Hà Nội, quận 9). Dù nơi đây đã có cầu vượt cho người đi bộ qua đường nhưng ít người lên cầu mà cứ chăm chăm băng qua đường bất chấp nguy hiểm. Thậm chí, có người còn vác cả xe đạp trèo qua con lươn rồi dẫn xe ngang lộ… Một chiến sỹ CSGT đội Rạch Chiếc cho biết, tuyến đường này có mật độ xe lưu thông đông đúc với tốc độ cao nên việc người đi bộ tùy tiện băng qua đường rất nguy hiểm.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ngay gần cổng Bệnh viện Ung bướu ở đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh). Tại đây, thành phố đã xây dựng một cây cầu vượt cho người đi bộ nhưng ít được người dân sử dụng. Sáng 15/1, trong hơn 1 giờ quan sát, nhóm phóng viên ước tính, chỉ có khoảng 1/3 số người sang đường bằng cầu vượt, số còn lại đi tắt ngang phía dưới cầu.

TNGT liên quan đến người đi bộ tăng báo động

Tại các khu vực như Khu phố 1, phường Linh Xuân (Thủ Đức); Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân); Đại lộ Võ Văn Kiệt (gần cầu Chà Và, quận 5); Khu du lịch Văn Thánh (đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh), cầu vượt Ngã tư Ga (quận 12)… chúng tôi cũng ghi nhận, rất nhiều người dân không chấp hành Luật GTĐB, tự ý băng qua đường tùy tiện mặc cho dòng phương tiện cơ giới qua lại bấm còi, thậm chí tài xế hoặc phụ xe la hét. Ngay tại tuyến QL1 có dải phân cách cao khoảng 1,5 m (như đoạn gần Ngã tư Ga), vẫn có người trèo qua để sang đường.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban ATGT TP HCM cho biết, trong năm 2015, thành phố xảy ra 96 vụ TNGT liên quan đến bộ hành, làm 50 người tử vong. Riêng tháng 11/2015, xảy ra 8 vụ do người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định làm 2 người chết và 6 người bị thương. Cũng theo ông Tường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do người đi bộ đi không đúng phần đường, sai vị trí, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Nhiều người muốn đi cho nhanh nên leo qua dải phân cách bất chấp nguy hiểm. Cùng đó, việc lấn chiếm lòng đường đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nhiều tuyến đường trên địa bàn đã không còn vỉa hè cho người đi bộ. Trong khi đó, công tác chấn chỉnh, lập lại trật tự trong quản lý của các cấp chính quyền quận, huyện, phường, xã chưa tốt, thiếu giải pháp căn cơ.

“Công tác tuyên truyền đảm bảo ATGT mới chủ yếu tập trung cho người đi xe máy mà chưa chú trọng đến người đi bộ. Do vậy, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt đối với người đi bộ. Ngoài ra, cũng cần xử phạt cả người đi bộ nếu họ trực tiếp hay gián tiếp gây ra lỗi”, ông Tường nói.

Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng Sở GTVT TP HCM, trước mắt, đơn vị này sẽ phối hợp các đơn vị liên quan cải tạo vị trí dải phân cách, sơn vạch dừng chờ hợp lý để hạn chế người đi bộ băng qua đường. Về lâu dài, Sở GTVT đề nghị UBND TP HCM đầu tư thêm một số cầu vượt bộ hành. Cùng đó, tại những chốt đèn giao thông có sơn vạch cho người đi bộ sẽ tính toán lại chu kỳ chờ đèn đỏ để người đi bộ có đủ thời gian băng qua đường; Tại những dải phân cách ở những tuyến quốc lộ như: QL22, QL1… nơi có nhiều dân cư sinh sống sẽ lắp thêm dải phân cách thép để hạn chế người đi bộ leo qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.