• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Nghìn người bị phạt khi đi vào làn dừng khẩn cấp vẫn chưa đủ sức răn đe?

Giao thông 24h

Nghìn người bị phạt khi đi vào làn dừng khẩn cấp vẫn chưa đủ sức răn đe?

15/09/2022, 11:09

CSGT đã phạt hơn 1.000 trường hợp điều khiển xe đi vào làn dừng khẩn cấp nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra.

Ô tô đi “nghênh ngang” trên làn dừng khẩn cấp

Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 15/9, trên đường vành đai 3 (TP Hà Nội), tình trạng tài xế điều khiển xe di chuyển trên làn đường dừng khẩn cấp diễn ra phổ biến, bất chấp đã có quy định cấm.

Ô tô đi vào làn dừng khẩn cấp trên đường Vành đai 3 (TP Hà Nội) sáng 15/9. Ảnh: Tạ Hải

Khoảng 7h sáng, theo quan sát, dù hai làn đường cho phép xe chạy vẫn còn trống chỗ nhưng nhiều phương tiện vẫn di chuyển trong làn dừng khẩn cấp. Đáng chú ý, trong số này, bên cạnh ô tô cá nhân còn có các xe khách, xe ba bánh và thậm chí cả xe máy.

Đến 8h sáng cùng ngày, khi vào “giờ cao điểm”, lượng phương tiện di chuyển theo hướng vào Thủ đô ngày càng đông, tình trạng này diễn ra phổ biến hơn, các phương tiện nối đuôi thành hàng dài “rồng rắn” trên làn dừng khẩn cấp.

Anh Phạm Thắng (lái xe di chuyển trên tuyến đường vành đai 3) cho biết, anh thường xuyên di chuyển trên đường này vào mỗi buổi sáng và chiều, chứng kiến hàng trăm xe đi vào làn dừng khẩn cấp mỗi ngày.

“Đáng buồn có nhiều vụ TNGT xảy ra trên tuyến, xe cấp cứu dù dùng còi ưu tiên và bộ đàm thông báo xin đường để đến hiện trường cấp cứu nạn nhân cũng phải “bó tay” khi hàng dài xe nối đuôi trên làn dừng khẩn cấp, không thể vượt qua”, anh Thắng chia sẻ.

Đây không phải tình trạng hiếm gặp khi trưa 22/6 vừa qua, tài xế điều khiển ô tô tải BKS 62C - 041.75 lưu thông trên cao tốc Trung Lương đi TP.HCM. Khi đến đoạn Km 13 thuộc xã Thạnh Đức huyện Bến Lức (Long An ) do làn ngoài đang sửa chữa, đã cho xe chạy luôn vào làn khẩn cấp.

Cùng lúc này, phía sau có xe cứu thương từ thiện chở bệnh nhi bật còi ưu tiên xin vượt để kịp đến bệnh viện. Không những không nhường đường, lái xe tải còn dừng phương tiện lại, lấy dao trên xe, đi bộ gần 10m, lại gần xe cứu thương đe dọa đòi xử tài xế xe này.

Sự việc được người dân quay clip ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội đã tạo ra làn sóng chỉ trích dữ dội về hành vi thiếu ý thức và vi phạm Luật GTĐB của tài xế xe tải.

Trước đó, ngày 12/5, một xe cấp cứu chở bệnh nhân từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy lên Bệnh viện Chợ Rẫy trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng không thể vượt lên khi đến khu vực Bến Lức (Long An) do có hàng loạt xe “chình ình” trên làn dừng khẩn cấp.

Dù bấm còi và phát loa tín hiệu liên tục để xin đường ưu tiên, nhưng do có quá nhiều xe chạy vào làn khẩn cấp nên tài xế xe cứu thương cũng đành bất lực.

Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2022, đã phát hiện, xử lý 1.097 trường hợp vi phạm điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc.

Các trường hợp bị xử phạt vì đi vào làn khẩn cấp tại 8 tuyến cao tốc gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Bắc Giang - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai; HCM - Trung Lương; Trung Lương - Mỹ thuận; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Trong số 1.097 trường hợp tài xế bị xử phạt vì chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên cao tốc, có 267 trường hợp xe khách, 194 xe tải, 603 xe con và 33 xe container.

Ô tô nối đuôi di chuyển trên làn dừng khẩn cấp. Theo các chuyên gia để kiềm chế phải phạt thật nghiêm, phạt 100% các phương tiện để răn đe, bên cạnh công tác tuyên truyền

Cách nào khắc chế?

Theo các chuyên gia, thực tế số lượng xe vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc lớn hơn nhiều so với con số 1.097, đáng chú ý, đường Vành đai 3 (TP Hà Nội) là một “điểm nóng” vẫn chưa được kể tên.

TS Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT cho biết, làn dừng khẩn cấp trên cao tốc tại Việt Nam là làn nằm ngoài cùng bên phải được phân cách với làn xe chạy bằng vạch liền.

“Như tên gọi, đây là không gian để các xe gặp sự cố có thể di chuyển vào và dừng lại một cách an toàn, không ảnh hưởng đến dòng xe chạy tốc độ cao ở các làn chính. Ngoài ra, làn dừng khẩn cấp cũng là làn xe được trưng dụng bởi các xe ưu tiên (như xe cứu hỏa, xe công an, xe cứu thương) khi đang thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, làn dừng khẩn cấp trong nhiều trường hợp bị sử dụng sai mục đích như việc các xe tự ý dừng để lái xe nghỉ ngơi, hút thuốc, thậm chí đi vệ sinh và chụp ảnh. Một số phương tiện thấy đây là làn thông thoáng đã chủ động đi vào làn này để có thể di chuyển nhanh hơn.

“Nguyên nhân đầu tiên là do ý thức của người tham gia giao thông. Các lái xe đi vào làn khẩn cấp chủ yếu để tránh dòng giao thông trên các làn xe chạy và di chuyển nhanh, dễ dàng hơn.

Một nguyên nhân khác đó là tâm lý ‘đám đông’ kết hợp với việc xử phạt chưa đầy đủ các trường hợp sử dụng làn dừng khẩn cấp sai mục đích”, TS Hiếu nhận định.

Theo TS Hiếu, sử dụng làn dừng khẩn cấp như làn xe chạy tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì các phương tiện chạy trên làn dừng này có thể gặp các xe đang đỗ/dừng vì sự cố dẫn đến nguy cơ va chạm và tai nạn.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng, tạm giữ GPLX từ 1 - 3 tháng theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Đồng quan điểm, TS Bình cho biết, rất nhiều phương tiện, đặc biệt xe khách thường xuyên lấn sang làn dừng khẩn cấp để vượt lên nhưng chưa bị xử phạt. Điều này dẫn đến đến tình trạng tái phạm và nhiều tài xế khác do không hiểu luật cũng học theo đi vào làn.

“Hiện nay, đa số các vi phạm giao thông trên cao tốc được thực hiện bằng hình thức xử phạt nguội, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước khác trên thế giới cũng vậy. Bởi xe lưu thông trên cao tốc với tốc độ cao, lực lượng chức năng không thể yêu cầu dừng lại để phạt như các tuyến đường thông thường (đường quốc lộ, đường tỉnh, hay đường đô thị). Việc phát hiện và yêu cầu dừng để xử phạt ngay tại các trạm thu phí cũng không phù hợp vì ảnh hưởng đến năng lực xe lưu thông qua của trạm”, TS Hiếu nói.

Và cho biết: Hạn chế của phạt nguội là tính răn đe không cao bởi chỉ ai bị phạt mới biết có bị phạt hay không, không tạo được sự lan toả, răn đe cho nhiều người tham gia giao thông khác nên nhiều tài xế vẫn ngang nhiên vi phạm. Khi ý thức chưa cao, chế tài xử lý phải mạnh và quan trọng là công khai, không để lọt các trường hợp vi phạm. Có như vậy, các lái xe sẽ tuân thủ nghiêm túc hơn.

TS Bình cũng cho biết, hiện nay, trên các tuyến cao tốc, việc lắp đặt camera theo dõi chưa được lắp phổ rộng toàn tuyến, từ đó, xuất hiện tình trạng nhiều tài xế biết được đoạn đường nào không có camera cố định để lợi dụng vượt lên chạy vào làn dừng khẩn cấp.

“Không những phải phạt nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm phát hiện được qua hệ thống camera giám sát mà lực lượng chức năng cũng cần phải thường xuyên đi tuần tra kiểm soát trên tuyến để kịp thời phát hiện vi phạm, xử phạt tại chỗ. Thậm chí chưa cần xử phạt, sự xuất hiện của lực lượng tuần tra cũng khiến ý thức của người dân được nâng cao hơn, hạn chế tình trạng vi phạm”, TS Bình cho hay.

TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho biết, để ngăn chặn tình trạng tái diễn vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc phải phạt nghiêm 100% các trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về quy định không được di chuyển trên làn dừng khẩn cấp, mục đích sử dụng của làn này cũng như chế tài xử phạt nếu vi phạm để các tài xế nắm được và tuân thủ.

“Có thể lắp biển cảnh báo, các khẩu hiệu tuyên truyền nội dung trên tại những cung đường trước khi vào các tuyến cao tốc để người dân dễ dàng đọc được. Kết hợp hài hoà giữa xử phạt và tuyên truyền giáo dục là cách thức được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới”, TS Tạo nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.