• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Báo động tình trạng học sinh đi xe máy dưới 50 phân khối gây TNGT

25/05/2022, 19:49

Tình trạng học sinh sử dụng xe máy dưới 50 phân khối vi phạm giao thông, thậm chí gây TNGT đang tăng cao tại nhiều địa bàn trên toàn quốc.

Tại cuộc họp chuyên đề An toàn giao thông tháng 5/2022 do Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức sáng ngày 25/5, ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên cho biết, trên địa bàn hiện tượng học sinh sử dụng xe dưới 50 phân khối đang tăng cao, tình trạng học sinh tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu phổ biến.

Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức họp chuyên đề ATGT tháng 5/2022 sáng 25/5 trong đó có bàn đến tình trạng học sinh sử dụng xe máy dưới 50 phân khối vi phạm giao thông

Đáng chú ý, 3 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn khiến 3 người chết trong tháng 4/2022 đều là 3 học sinh đi xe máy dưới 50 phân khối. Tuy nhiên, chưa có quy định người điều khiển xe máy điện, xe dưới 50 khối phải thi GPLX khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn.

“Học sinh cấp 2 trở lên trên địa bàn sử dụng loại xe này rất nhiều, không có quy định cụ thể nên học sinh, gia đình tự mua và sử dụng, gây mất ATGT bởi kỹ năng tham gia giao thông của lứa tuổi này chưa cao, ý thức chấp hành Luật GTĐB còn thấp dù lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về ATGT tại trường, lớp", ông Kiên cho biết thêm.

Tại cuộc họp, các đại diện Ban ATGT các tỉnh và các cơ quan chuyên môn nhận định, không chỉ ở Điện Biên, đây còn là tình trạng chung tại nhiều địa phương khác, trong đó có Hà Nội.

Tình trạng học sinh sử dụng xe máy tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, bốc đầu thách thức lực lượng chức năng thời gian qua vẫn còn gây nhức nhối trong xã hội.

Một vụ TNGT do học sinh đi xe Cub điều khiển

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, Uỷ ban ATGT Quốc gia từng đề xuất tại Dự thảo lần đầu tiên Luật TTATGT Đường bộ cần quy định có GPLX đối với người điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối. Tuy nhiên, sau đó có xảy ra tranh luận trái chiều trong dư luận nên quy định này được đưa ra khỏi dự thảo.

“Về vấn đề này, sắp tới Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị chuyên đề riêng để nắm bắt cụ thể thực trạng và đưa các đề xuất giải pháp. Trước mắt, đề nghị cơ quan tham mưu của Công an TP. Hà Nội cần lưu ý phối hợp với công an kinh tế kiểm tra các xe Cub 50 phân khối mới hiện nay rất nhiều xe lắp động cơ 70 phân khối.

Đây chính là hàng giả, rất nguy hiểm bởi 50 phân khối rất khó để chạy tốc độ trên 50km/h nhưng 70 phân khối thậm chí còn chạy được đến tốc độ 89-100km/h. Lứa tuổi học sinh kỹ năng tham gia giao thông còn kém, nhiều em còn “bốc đồng” thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông như lạng lách, bốc đầu nếu sử dụng phương tiện này, rất mất ATGT”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.