• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Báo động gia tăng TNGT do tài xế ngủ gật, mệt mỏi

21/07/2022, 19:01

Gần đây liên tục xảy ra những vụ TNGT do tài xế ngủ gật, mệt mỏi gây ra, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến ứng dụng công nghệ.

Gia tăng TNGT do tài xế ngủ gật, mệt mỏi

Khoảng 16h30 ngày 20/7 trên đường Tây Sơn xảy ra vụ TNGT liên hoàn khi chiếc xe ô tô bán tải BKS 29H- 547.XX lưu thông hướng từ Ngã Tư Sở đi Nguyễn Lương Bằng bất ngờ lao qua dải phân cách sang chiều ngược lại rồi đâm liên tiếp vào ô tô nhãn hiệu BMW BKS 30A- 869.XX và xe máy Wave RS BKS 18D1- 094.XX, khiến nhiều người hoảng hốt.

Hiện trường tài xế xe bán tải ngủ gật gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội ngày 20/7

Đáng chú ý, tài xế bán tải cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, người này đã ngủ gật do phải lái xe liên tục từ 12h trưa ở Vĩnh Phúc về Hà Nội. Khi thấy xe bị mất lái đâm vào dải phân cách, tài xế giật mình tỉnh dậy nhưng không xử lý kịp.

Trước đó chỉ 1 ngày, khoảng 3h45 ngày 19/7, tài xế xe khách BKS 29B-606.79 khi điều khiển phương tiện lưu thông trên QL1 đoạn qua phường Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An do ngủ gật, thiếu chú ý quan sát đã đâm tự do vào xe bồn chở xi măng rời BKS 37C-105.XX dừng đỗ phía trước. Hậu quả khiến tài xế xe khách tử vong tại chỗ, 19 hành khách bên trong bị mắc kẹt trong đó có 17 người bị thương.

Hay khoảng 6h15 sáng 19/3, cũng trên QL1 đoạn qua thôn Hưng Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, xe ô tô tải BKS 64C-047.87 do Bùi Trung Dũng (SN 1986, trú tại tỉnh Hoà Bình) điều khiển theo hướng Bắc – Nam đột ngột mất lái, đâm vào 3 cột mốc bên đường rồi lật nghiêng dưới ruộng.

Nguyên nhân sau đó được xác định do lái xe Dũng ngủ gật dẫn đến mất lái, may mắn không thiệt hại về người.

Tuy nhiên, đây chỉ là 3 trong số rất nhiều vụ TNGT xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2022 mà nguyên nhân là do tài xế ngủ gật, mệt mỏi.

Theo báo cáo từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, phân tích nguyên nhân 3.354/5.637 vụ TNGT đường bộ xảy ra 6 tháng đầu năm 2022, có đến 1,21% vụ xảy ra là do nguyên nhân trên, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm ngoái (chiếm 1,18%).

Lực lượng CNCH cùng lực lượng y tế đưa tài xế xe bồn trong vụ lái xe khách ngủ gật đâm xe bồn xảy ra tại Nghệ An sáng 19/7

Cách nào hạn chế?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, người lái xe muốn lái xe an toàn phải có đủ 2 điều kiện gồm: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật GTĐB và trạng thái sức khoẻ (bao gồm trạng thái sức khoẻ thể chất và tâm thần).

Trong đó, vấn đề liên quan đến buồn ngủ thiên về trạng thái sức khoẻ tâm thần nhiều hơn, dù thể chất và tâm thần sẽ có liên đới với nhau.

Nếu tài xế ốm đau, lao động quá sức hoặc bị doanh nghiệp yêu cầu chạy quá thời gian quy định, làm việc quá nhiều, sử dụng rượu bia,… cũng gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.

TS Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT cho biết, lái xe có thể chia thành 2 nhóm: nhóm lái xe cá nhân và nhóm lái xe chuyên nghiệp/kinh doanh (lái xe chở khách/hàng để có thu nhập).

Nguyên nhân đối với mệt mỏi và ngủ gật cũng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng này. Đối với lái xe cá nhân, có thể đến từ việc lái xe bận rộn với công việc hay vì lý do nào đó nên không ngủ đủ giấc hay mắc các chứng mất ngủ, rối loạn về giấc ngủ. Một nguyên nhân khác là lái xe cá nhân có thể sử dụng rượu bia dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ khi lái xe.

Trong khi đó, đối với lái xe kinh doanh, nguyên nhân về uống rượu bia có thể ít phổ biến hơn do họ có ý thức nghề nghiệp về việc phải đảm bảo an toàn cho hành khách và nguy cơ bị phạt, buộc thôi việc nếu mắc vào lỗi này.

“Vấn đề phổ biến đối với các lái xe này là cường độ làm việc của họ quá cao, thể hiện qua số giờ làm việc trong 1 ngày và số ngày làm việc (liên tục) trong 1 tuần hay 1 tháng. Điều này dẫn đến việc không có thời gian nghỉ ngơi và ngủ, gây ra tình trạng ngủ gật hay không tỉnh táo khi lái xe”, TS Hiếu nhận định.

Và cho biết: Tình trạng ngủ gật khi lái xe đối với xe cá nhân thuộc về chính người lái xe. Đối với lái xe kinh doanh, trách nhiệm trước tiên vẫn phải thuộc về người lái xe vì không điều chỉnh, sắp xếp được thời gian làm việc của bản thân, đôi khi vì mong muốn tăng thêm doanh thu/lợi nhuận dẫn đến tình trạng ‘lái cố’ và bị quá sức.

Tuy nhiên, cũng phải xét đến trách nhiệm của doanh nghiệp bởi nhiều trường hợp doanh nghiệp đòi hỏi lái xe làm việc quá thời gian quy định hoặc không có động thái hay biện pháp ngăn chặn tình trạng này (dù có thể làm được thông qua dữ liệu hành trình GPS hay camera trên ô tô).

“Theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trường hợp tài xế ngủ gật gây ra TNGT và chính tài xế cũng bị tử vong, sẽ không bị khởi tố vụ án hình sự nhưng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân.

Đối với trường hợp người có nghĩa vụ phải bồi thường đã chết thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, nếu tài xế là lái xe trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường trước.

Để xác định được chi phí bồi thường thiệt hại, cần căn cứ vào những thiệt hại bị xâm phạm như: thiệt hại về sức khỏe, chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chi phí mai táng, cấp dưỡng, bù đắp tổn thất tinh thần…" - Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VP Luật Tinh thông luật

Để hạn chế TNGT do lái xe mệt mỏi, buồn ngủ gây ra, TS Tạo cho biết cần có chương trình tuyên truyền rộng khắp nhằm nâng cao nhận thức của tài xế, công khai các mức hình phạt vi phạm giờ làm việc của tài xế cũng như việc xét xử các vụ TNGT nghiêm trọng do lái xe ngủ gật gây ra.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, tài xế cá nhân có thể trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ cho lái xe tỉnh táo trong quá trình tham gia giao thông, thông qua các cảm biến đo được trạng thái buồn ngủ của tài xế thông qua mi mắt, cử động khuôn mặt, quỹ đạo xe để đưa ra cảnh báo cho tài xế thông qua âm thanh (còi), rung lắc trên vô lăng,…nhắc nhở lái xe tỉnh lại, giúp lái xe đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Các trang bị này hoạt động độc lập, không có sự can thiệp vào hệ thống điện, hệ thống cơ nên không ảnh hưởng đến ATKT của xe.

“Việc kiểm soát các điều kiện an toàn giao thông liên quan đến tài xế cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước thông qua chia sẻ dữ liệu camera giám sát. Tuy nhiên, trách nhiệm của doanh nghiệp nhiều hơn bởi là người trực tiếp quản lý tài xế với số lượng phương tiện không quá nhiều, trong khi, nếu tính toàn quốc có hàng triệu phương tiện vận tải, cơ quan quản lý không thể có đủ nhân lực để theo dõi, giám sát tất cả. Khi tài xế của doanh nghiệp gây tai nạn, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong công tác đảm bảo TTATGT”, TS Tạo cho biết.

Buồn ngủ khi lái xe có mức độ rủi ro và nguy hiểm không thua kém so với lái xe sau khi dùng chất kích thích. Ảnh minh hoạ

TS Hiếu cho biết thêm, việc quản lý sức khỏe của người lái rất được coi trọng ở nước ngoài. Theo đánh giá tại Mỹ, buồn ngủ khi lái xe có mức độ rủi ro và nguy hiểm không thua kém so với lái xe sau khi dùng chất kích thích.

Lái xe cần phải đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở hay phòng khám được cấp phép. Lái xe cũng được khuyến cáo liên hệ ngay để được tư vấn và thăm khám khi gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ hay cảm giác mệt mỏi. Nhiều hướng dẫn và ‘mẹo’ về cách xử lý khi buồn ngủ trong lúc lái xe cũng được tuyên truyền qua nhiều kênh, theo những cách đơn giản và dễ hiểu.

Khi tai nạn xảy ra, trách nhiệm của doanh nghiệp trong điều phối thời gian làm việc của lái xe luôn được xem xét kỹ càng cùng với các báo cáo về sức khỏe lái xe. Cũng bởi thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ AI tích hợp vào camera để nhận diện các trạng thái mệt mỏi của lái xe để có các cảnh bảo (tự động) kịp thời.

“Tại Việt Nam cũng đã có quy định về thời gian làm việc của lái xe tuy nhiên việc quản lý còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhìn chung không giám sát việc này, thậm chí trong một số trường hợp còn đòi hỏi người lái xe phải làm việc quá thời gian quy định. Do đó, có thể xem xét quy định các doanh nghiệp phải có danh sách lái xe và thống kê thời gian làm việc thực tế tương ứng của họ, các thông tin này cần phải được cập nhật và tích hợp lên hệ thống quản lý.

Thông số này cũng phải tương thích với thời gian các xe hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Khi có tai nạn xảy ra, các thông tin này cần được trích xuất và là cơ sở để xem xét thêm trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc quản lý phòng chống lái xe khi mệt mỏi buồn ngủ cần được quan tâm nhiều hơn so với hiện nay”, TS Hiếu chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VP Luật Tinh thông luật cho biết, lái xe buồn ngủ là 1 trong 6 căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và 1 trong 8 căn nguyên tai nạn dẫn đến nhập viện tài xế hoặc hành khách.

Tỷ lệ phần trăm cao này phù hợp với việc quan sát các vụ tai nạn lái xe buồn ngủ xảy ra ở tốc độ cao, mà không có các thao tác tránh né như phanh hoặc chuyển hướng, có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn.

Điều 65 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về thời gian làm việc của tài xế ô tô như sau: “Thời gian làm việc của người lái ô tô không được quá 10 giờ trong 1 ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.

Phương pháp tính toán vi phạm về thời gian lái xe liên tục được xác định căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của ô tô. Ngày làm việc của người lái xe được tính từ khi người lái xe bắt đầu điều khiển phương tiện (xe bắt đầu chạy) đến khi đủ 24 giờ, hoặc đến khi người lái xe nghỉ (không điều khiển phương tiện) đủ 14 giờ trở lên. Vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày được xác định khi tổng thời gian lái xe trong ngày làm việc vượt quá 10 giờ.

Quy định này về thời gian làm việc của tài xế nhằm đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuân thủ dường như ít được các tài xế quan tâm thực hiện. Hành vi không tuân thủ quy định về thời gian làm việc của tài xế ô tô có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Điểm d khoản 6 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ- CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về thời gian lái ô tô là từ 3-5 triệu đồng. Tài xế ô tô còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017. Khung hình phạt thấp nhất là 30 triệu đồng và cao nhất là phạt tù đến 15 năm tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.