• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bằng tàu biển không được làm việc trên phương tiện thủy

21/07/2016, 15:13

Từ 1/8, dùng bằng trong lĩnh vực hàng hải làm thuyền viên phương tiện thủy bị phạt tới 3 triệu đồng.

IMG_6287

Người không có bằng, chứng chỉ phù hợp mà đảm nhận công việc thuyền viên là vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa

Ngày 21/7 tại Hải Dương, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ năm 2016 dành cho các cán bộ quản lý tại các đơn vị  thuộc Cục, Sở GTVT các địa phương phía Bắc.

Hội nghị đã phổ biến Thông tư số 12 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 132 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ.

Thông tư 12 có hiệu lực thi hành từ 1/8/2016, quy định nhiều trường hợp vi phạm pháp luật giao thông ĐTNĐ và bị xử phạt nghiêm như: Thuyền viên, người lái phương tiện thủy không có bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan hoặc cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; Sử dụng bằng, giấy chứng nhận trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa; Thuyền viên đảm nhận chức danh cao hơn so với chức danh được ghi trong bằng. Mức xử phạt với các vi phạm này từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm.

Chủ phương tiện cũng bị xử phạt nếu có hành vi sử dụng người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng, chứng chỉ chuyên môn làm thuyền viên; người chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định (nữ không quá 55 tuổi, nam không quá 60 tuổi). Mức phạt từ 300.000 – 500.000 đồng/hành vi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.