• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bài cuối: Tuyến cố định “chết yểu”, bến xe nguy cơ đóng cửa

06/06/2016, 13:19

Nhà nước mất thuế, trật tự vận tải đảo lộn, mất ATGT… là hàng loạt hệ lụy của xe hợp đồng trá hình.

8

Xe Hưng Thành ngang nhiên đậu đỗ đón khách trên “phố văn phòng đại diện xe opentour” Nguyễn Thái Học, TP Huế 

Doanh nghiệp tuyến cố định “kêu trời”

Theo ông Lê Thưởng, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Xe khách Thừa Thiên - Huế, trước đây, tuyến Huế - Hà Nội có cả chục xe nhưng giờ chỉ còn hai đầu xe do không trụ nổi trước nạn xe dù, trá hình. “Những xe còn lại cũng xin chuyển tuyến lên Lạng Sơn nhưng thủ tục rất khó khăn. Muốn duy trì phát triển luồng tuyến phải “dẹp loạn” được xe trá hình. Trách nhiệm này là của các đơn vị chức năng”, ông Thưởng nói.

Hàng loạt nhà xe tuyến cố định Huế - Đà Nẵng cũng “kêu trời” trước việc xe “hợp đồng” của HAV Travel cùng hàng loạt xe đội lốt du lịch khác ngang nhiên “phủ sóng” trên hành trình hơn 100km này. Thống kê tuyến cố định Huế - Đà Nẵng có trên 80 đầu xe (đầu Đà Nẵng 38 xe, đầu Huế 43 xe), mỗi ngày có 56 chuyến (đi, về) với tần suất khai thác từ 12-15 phút/chuyến, hoạt động từ 5h15- 18h15’ hàng ngày.

"Sắp tới Bộ GTVT sẽ siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và Sở GTVT Thừa Thiên - Huế đã đề xuất: Không cho xe giường nằm chạy hợp đồng và không cho xe hợp đồng chạy ban đêm. Danh sách hành khách cũng phải in chứ không được viết tay để tránh tình trạng khi hành khách lên xe thì điền vào danh sách hành khách để đối phó”.

Ông Phạm Quang Hồng
Trưởng phòng Quản lý Vận tải và phương tiện Sở GTVT
tỉnh Thừa Thiên - Huế

“Xe trá hình Camel, Hạnh Café, Hưng Thành, HAV Travel… bán vé lẻ, bắt khách tuyến cố định. Ngoài ra, 14 xe khách 7 chỗ BKS 43B... (Đà Nẵng) cũng ngang nhiên chạy dù, phá tuyến cố định. Không hiểu sao các xe này lại ngang nhiên hoạt động “ngoài vòng pháp luật” được như thế?” chị Lan, một nhà xe tuyến cố định bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Thừa Thiên - Huế ái ngại, thống kê các xe “hợp đồng” trá hình quá nhiều, gấp 3 lần lượng xe tuyến cố định. Các xe này hiện phủ sóng khắp các tuyến Huế - Hà Nội, Huế - Hội An, Huế - Đà Nẵng… Bên cạnh đó, các tuyến Huế - Thanh Hóa, Huế - Vinh, Huế - Đông Hà, Huế - Quảng Bình cũng xuất hiện nạn “xe dù” khiến xe tuyến cố định “chết” tức tưởi. “Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị các địa phương, cơ quan chức năng. Điều lạ là sau mỗi lần địa phương mở đợt cao điểm xử lý xe trá hình, loại xe này lại mạnh thêm”, ông Long nói.

Ngay cả các bến xe chính thống cũng có nguy cơ đóng cửa trước vấn nạn xe trá hình, xe dù nở rộ. Ông Phạm Xuân Sơn, Giám đốc Công ty CP Bến xe Huế cho biết, mỗi ngày chỉ có 1 - 2 xe vào bến Quảng Điền nên bến dễ phải đóng cửa vì thu không đủ bù chi.

Điệp khúc “khó xử lý”

Ông Lê Thế Bính, Chánh Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên - Huế cho biết, việc xử lý các xe “hợp đồng” trá hình gặp không ít khó khăn vì  các đơn vị lách luật, hợp thức hóa hợp đồng cho khách lẻ. Với “bến cóc” trong khuôn viên Trung tâm Thi đấu thể thao Thừa Thiên - Huế, ông Bính cho rằng tỉnh từng chỉ đạo cấm cho xe đậu đỗ tại đây, nhưng giờ vẫn tồn tại, do các xe lách dưới hợp đồng thuê chỗ đậu đỗ.

Lãnh đạo Phòng CSGT Thừa Thiên - Huế cho rằng, đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước, còn lực lượng CSGT chủ yếu kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường. Trong khi đó, đại diện TTGT Thừa Thiên - Huế cho rằng, TTGT hoàn toàn có thể lập kế hoạch “như trinh sát một chuyên án”, cử người bí mật theo dõi nếu vi phạm nhiều lần, có căn cứ mới đình chỉ hoạt động văn phòng đại diện tại đây. Còn xử lý như thời gian qua mới được phần ngọn. “Việc khó dẹp xe khách trá hình thời gian qua là do có sự “nhùng nhằng” giữa 2 quan điểm đảm bảo trật tự ATGT và phát triển du lịch. Hơn nữa, nhiều “thượng đế” không ủng hộ lực lượng chức năng, a dua theo nhà xe khi cho rằng “có làm gì sai đâu các anh cứ gây khó khăn”, lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên - Huế nói và cho hay, liên ngành xử lý xe trá hình cần phải có các lực lượng: Thuế, Quản lý thị trường, CSGT, CSTT, TTGT, Sở GTVT. Lực lượng thường trực này khi gọi điện thoại phải đi liền - phải nhanh, đột xuất mới hiệu quả”. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.