• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bắc Ninh: Quyết liệt kéo giảm TNGT đường sắt

05/12/2018, 08:08

Dù chưa đến giờ tàu chạy, nhưng trong ca trực, chị Hương vẫn quan sát để phát hiện những tình huống, sự cố...

10

Đường ngang Viềng, 1 trong 11 đường ngang được tỉnh Bắc Ninh bố trí kinh phí chốt trực, đảm bảo ATGT

Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trên toàn quốc chi ngân sách cho việc lập chốt gác tại các đường ngang giao cắt đường bộ - đường sắt có nhiều nguy cơ TNGT. Hiện, 11/11 điểm đường ngang tự mở của Bắc Ninh đều có người cảnh giới, TNGT đường sắt đã không còn xảy ra.

Lập chốt gác, xóa đường ngang tử thần

Trưa 30/11, tại chốt gác Trường Chính trị (Km 29+450, thuộc địa phận TP Bắc Ninh), chị Hoàng Thị Hương (SN 1988), nhân viên trực đường ngang ăn vội hộp cơm mang theo, mắt vẫn nhìn dọc theo đường ray thẳng tắp. Chị Hương cho biết, dù chưa đến giờ tàu chạy, nhưng trong ca trực, chị vẫn quan sát để phát hiện những tình huống, sự cố bất chợt xảy ra trên đường sắt, nhắc nhở người dân không chăn thả trâu bò, trẻ con không đùa nghịch, nằm ngồi trên đường sắt.

“Bên cạnh nhiệm vụ trực nghe kế hoạch tàu chạy từ các ga, hạ chắn, kéo chắn trước và sau khi tàu chạy qua chốt, chúng tôi còn thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân về các quy định ATGT đường sắt. Bởi nhiều khi, thói quen vô tư trên đường sắt sẽ dẫn đến liều lĩnh, thiếu chú ý quan sát khi tàu chạy đến”, chị Hương nói.

Năm 2011, Bắc Ninh xảy ra 4 vụ TNGT đường sắt, làm 2 người chết và 2 người bị thương, tăng gấp đôi so với năm 2010, TNGT đều xảy ra ở các đường ngang không có gác chắn. Từ năm 2012, tỉnh chi ngân sách lập chốt gác đường ngang, TNGT không xảy ra ở những đường ngang có người gác. Trong 2 năm 2017-2018, Bắc Ninh không xảy ra TNGT đường sắt.

Từ khi có người cảnh giới, điểm đường ngang giao cắt với đường sắt dẫn vào khu Đống Cao (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh) không còn là “điểm nóng” TNGT và vi phạm ATGT đường sắt, dù vẫn là vị trí cửa ngõ ra vào khu vực làng nghề, lưu lượng người và phương tiện đông đúc, thường xuyên có xe tải chở nguyên vật liệu, hàng hóa trọng tải lớn chạy qua.

Bà Vũ Thị Vân, nhân viên chốt trực tại đường ngang Đống Cao cho hay: “Nhiệm vụ chính của chúng tôi là hạ chắn, kéo chắn trước và sau khi tàu chạy qua chốt, cương quyết không cho người và các phương tiện giao thông vượt khi đã hạ chắn. Thời gian đầu khi mới lập chốt, nhiều người tham gia giao thông vẫn liều vượt chắn, cự cãi với nhân viên trực chốt. Nhưng sau mọi người hiểu ra chốt gác lập lên để đảm bảo an toàn cho chính họ, nên rất nghiêm túc chấp hành. Từ khi thành lập chốt, ở đây không xảy ra vụ TNGT đường sắt nào”.

Đây là 2 trong số 11 điểm đường ngang tự mở có nguy cơ TNGT cao mà Bắc Ninh đã bố trí người cảnh giới. Theo Công ty CP Quản lý đường bộ Bắc Ninh - đơn vị được UBND tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ cảnh giới 12 chốt trực trên 11 đường ngang (có 1 đường ngang có 2 chốt trực cảnh giới) trên địa bàn, mỗi chốt trực có 5 người chia thành ba ca luân phiên trực 24/7. Các nhân viên chốt trực cảnh giới đều được tập huấn, đào tạo cấp chứng chỉ gác đường ngang, chốt trực được xây dựng kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho anh em làm nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh có 20,096km đường sắt chạy qua, giao cắt với đường bộ tại hơn 50 điểm, đi qua nhiều khu dân cư, trường học, cơ quan… vốn được coi là một cung đường sắt phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao. Nhưng hiện Bắc Ninh có 11/11 điểm đường ngang nguy cơ xảy ra TNGT cao gồm cả đường dân sinh và đường ngang có biển báo. Hàng năm, UBND tỉnh bố trí kinh phí địa phương (khoảng 4 tỷ đồng/ năm) để chi trả cho các chốt cảnh giới đường ngang hoạt động. Công ty CP Đường bộ Bắc Ninh được giao nhiệm vụ cảnh giới đường ngang dưới dạng hợp đồng dịch vụ công ích bảo đảm ATGT đường sắt.

Xóa bỏ lối đi dân sinh, cải tạo hạ tầng đường sắt

Theo ông Nguyễn Thanh Phương, ngoài chốt cảnh giới đường ngang, năm 2018, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với các đơn vị chức năng xóa bỏ được 3 lối đi dân sinh tại Km 23+830; Km 33+075 và Km 33+110, không để phát sinh thêm đường dân sinh trái phép. Đồng thời, kịp thời bố trí kinh phí cải tạo hạ tầng đường sắt liên quan đến an toàn chạy tàu, như đã xây dựng hơn 400m đường gom, hơn 230m rào chắn, sơn 420m2 gờ giảm tốc, thảm lại mặt đường 1.117m2, bù vênh mặt đường 173m2...

“Bên cạnh đó, thời gian qua, các địa phương cũng chủ động nâng cao trách nhiệm trong công bảo đảm trật tự ATGT đường sắt. Các huyện, thành phố có đường sắt đi qua đều quyết liệt chỉ đạo, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm các vi phạm về hành lang ATGT đường sắt như: Đặt biển quảng cáo, tập kết vật liệu, cây cối trên đường sắt hay hành lang an toàn che khuất tầm nhìn…”, ông Phương nói.

Để đảm bảo ATGT đường sắt, theo ông Phương, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện việc cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang ATGT đường sắt bàn giao cho địa phương và bổ sung đầy đủ biển báo “Chú ý tàu hỏa” còn thiếu hoặc đã hư hỏng tại một số đường ngang dân sinh; tập trung nâng cấp một số đường ngang dân sinh có bề rộng đường ≥5m, lưu lượng, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông lớn thành đường ngang hợp pháp… tiến tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ các đường dân sinh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.