• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bắc Giang: Gia tăng TNGT nghiêm trọng do công nhân đi làm bằng xe máy

26/08/2021, 09:33

Gần đây, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có chiều hướng gia tăng, phức tạp vì mỗi ngày có cả trăm nghìn công nhân đi làm bằng xe máy.

Liên tiếp xảy ra TNGT nghiêm trọng

Khoảng 20h, ngày 15/8, Công an huyện Việt Yên, Bắc Giang nhận được tin báo tại đường gom cao tốc Hà Nội - Bắc Giang thuộc địa bàn tổ dân phố Ninh Khánh, thị trấn Nếnh, Việt Yên xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng.

Cụ thể, xe mô tô biển kiểm soát 12U1- 066.09, trên xe có 2 người gồm anh Lê Minh Trung (SN 1993) và Lô Văn Bộ (SN 1995) đều có hộ khẩu thường trú tại Bản Thí, xã An Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (chưa rõ người điều khiển) chạy hướng từ Bắc Giang đi Bắc Ninh đã va chạm với xe ô tô khách BKS 99B - 001.83 do anh Nguyễn Phi Phong (SN 1990, ở thôn Tân Hòa, xã Xương Lâm (Lạng Giang) điều khiển đi ngược chiều.

Mỗi ngày, hàng nghìn công nhân Chi nhánh Minh Đức - Công ty CP May xuất khẩu Hà Bắc (xã Minh Đức - Việt Yên - Bắc Giang) vẫn đi làm bằng xe máy trên tuyến đường chi chít "ổ trâu", "ổ voi", trong đó nhiều người không đội mũ bảo hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng.

Hậu quả, anh Lê Minh Trung và anh Lô Văn Bộ tử vong tại chỗ, 2 phương tiện hư hỏng. Sau vụ tai nạn, Công an huyện Việt Yên phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang, Viện KSND huyện tổ chức khám nghiệm và tiến hành điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Trước đó, khoảng 8h, ngày 4/8, tại tuyến đường mới ở Khu công nghiệp Vân Trung 2 thuộc địa phận thôn Giá, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, Bắc Giang xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe ô tô khách BKS 29B-000.39 do anh Đinh Văn Hạnh, (SN 1989, ở thôn Trại Cháy, xã Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) điều khiển với xe mô tô BKS 98M9 - 7805 do anh Bế Hoàng Sáu (SN 2002, ở thôn Hố Nước, xã Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang) điều khiển, chở theo chị Đào Thanh Thảo (SN 2003, ở thôn Hồ Sơn 2, xã Bảo Sơn, Lục Nam) đi phía trước cùng chiều.

Hậu quả anh Sáu và chị Thảo bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đến 19h, ngày 5/8, do chấn thương quá nặng, anh Sáu tử vong, còn chị Thảo tử vong lúc 2h, ngày 6/8.

Có cả trăm nghìn công nhân đi làm bằng xe máy nhưng ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của người lao động không cao là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng.

Theo Văn Phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Giang, trong tháng 7/2021, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ TNGT, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người. Tăng 3 vụ, tăng 2 người chết so với tháng 6/2021.

Trong tháng 8/2021, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ TNGT, làm chết 14 người, làm bị thương 19 người. Giảm 1 vụ, tăng 3 người chết, tăng 1 người bị thương so với cùng kỳ năm 2020. Theo Sở GTVT tỉnh Bắc Giang, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do, Bắc Giang đang khôi phục, phát triển kinh tế mạnh mẽ sau thời gian tạm dừng các hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường trong tình hình mới. Toàn tỉnh đã có hơn 149.000 lao động trở lại làm việc, trong đó có khoảng 15.000 người ở lại tại doanh nghiệp, chỉ có khoảng 19.000 người hàng ngày đi lại bằng xe ô tô đưa đón công nhân; 115.000 người còn lại vẫn tự đi làm bằng xe máy.

Đa phần công nhân đều sợ lây nhiễm dịch bệnh trong quá trình di chuyển, đưa đón bằng xe ô tô. Bên cạnh đó, trước đây, nhiều nhà xe chủ yếu hoạt động theo kiểu chộp giật, chưa chú trọng đầu tư nên hiện nay không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và công tác phòng chống dịch bệnh.

Điều này đã dẫn đến tình trạng các tuyến đường bị ách tắc cục bộ trong các giờ cao điểm công nhân đến nơi làm việc và tan ca về nhà sau giờ làm; tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT, ATGT; là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng. Tình trạng này cũng làm ảnh hưởng đến việc quản lý công nhân theo nguyên tắc 2 điểm, 1 đường, làm ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, giảm hiệu quả lao động của công nhân tại các doanh nghiệp.

Đồng bộ giải pháp

Để giải quyết triệt để tình trạng trên, góp phần giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Sở GTVT và các cấp, ngành trong tỉnh Bắc Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, giải quyết triệt để bất cập, giảm TNGT.

Trong đó, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện Việt Yên, Yên Dũng, TP Bắc Giang và Lục Nam khảo sát, cắm biển hạn chế hoạt động của một số phương tiện xe tải, xe sơmi rơmoóc hoạt động trong các khung giờ cao điểm trên một số tuyến đường có mật độ phương tiện vận chuyển, đưa đón công nhân lớn như đường tỉnh 293, đoạn Lục Nam - TP Bắc Giang; QL37 đoạn từ ngã tư Đình Trám, Việt Yên đến nút giao đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và các tuyến đường gom 2 bên các khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng. Giải pháp này đã giúp giải quyết triệt để tình trạng ách tắc, ùn ứ cục bộ tại các tuyến đường này.

Thậm chí nhiều người lao động còn ngang nhiên đi ngược chiều trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang để đến nơi làm việc.

Bên cạnh đó, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động vận tải đưa đón công nhân gắn với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đến nay Sở đã cấp phù hiệu cho 1.408 phương tiện vận chuyển công nhân (trong đó có 348 xe hoạt động theo hình thức tổ, nhóm công nhân tự thuê xe đưa đón).

Quan điểm chỉ đạo, thực hiện của đơn vị là tạo điều khiện thuận lợi nhất; nhận hồ sơ, cấp phép ngay trong ngày, kể cả thứ 7 và Chủ nhật giúp các doanh nghiệp thuận lợi nhất trong hoạt động. Chủ động kết nối các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ năng lực, điều kiện hoạt động, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh để triển khai các tuyến vận tải, đưa đón công nhân từ nơi ở, đến nơi làm việc.

Trước tình trạng cả trăm nghìn công nhân đi làm bằng xe máy, trong đó nhiều người không chấp hành các quy định pháp luật về ATGT như: Không đội mũ bảo hiểm, chạy xe dàn hàng 3, 4 trên đường, điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc, phóng nhanh, vượt ẩu...

Lãnh đạo Phòng CSGT và Đội CSGT các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khẳng định: Sẽ chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiên quyết lập lại trật tự ATGT trên các tuyến đường.

Ngoài ra, để giải quyết triệt để những thiếu sót, bất cập trong tổ chức, bảo đảm cơ sở hạ tầng cho hoạt động đưa đón công nhân bằng xe ô tô, góp phần hạn chế tình trạng sử dụng xe cá nhân để bảo đảm ATGT, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đã tham mưu UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đề án phát triển vận tải hành khách đưa đón công nhân giai đoạn 2021-2025.

Ông Hoàng Thế Hanh, Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang chia sẻ, Bắc Giang phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng phụ trợ như điểm dừng đỗ, nhà chờ, bãi đỗ xe, điểm đầu, điểm cuối tuyến buýt... Bảo đảm 100% công nhân có nhu cầu được sử dụng dịch vụ vận tải đưa đón có chất lượng, an toàn khắc phục triệt để tình trạng vi phạm trong hoạt động, bảo đảm không ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm.

Mặc dù đã có hơn 1 nghìn xe ô tô đưa đón được cấp phép nhưng đa phần công nhân vẫn lựa chọn tự đi làm bằng xe máy.

Cụ thể, đơn vị sẽ điều chỉnh các tuyến vận tải hành khách cố định hiện có đi qua các KCN lớn trên địa bàn; mở mới các tuyến buýt nội tỉnh và vận tải hành khách cố định từ KCN Vân Trung đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình... Quy hoạch thêm 43 bãi đỗ xe công nhân trên địa bàn các huyện với tổng diện tích là 53,15 ha; thêm 7 bến xe với tổng diện tích 9 ha được đầu tư đồng bộ, cùng đó là hệ thống điểm đưa đón có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật liên quan, phục vụ tốt nhất nhu cầu đưa đón công nhân trên địa bàn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang khẳng định: Việc quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng hệ thống mạng lưới đưa đón công nhân hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu, chất lượng trên địa bàn tỉnh luôn được Sở GTVT tỉnh Bắc Giang quan tâm triển khai.

Hiện nay, ngay khi đề án trên được phê duyệt, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo lực lượng cùng UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh công tác triển khai, thực hiện ngay. Trong đó, các đơn vị luôn chú trọng việc vận động nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi sự vào cuộc, đồng hành của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án trước kế hoạch UBND tỉnh Bắc Giang giao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.