• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bắc Giang: Doanh nghiệp đổ lỗi cho nhau, mặc xe tải phá đường

19/08/2021, 21:27
image

Hơn 2 năm nay, trong khi các doanh nghiệp đang đổ lỗi cho nhau thì tuyến đê Minh Đức, huyện Việt Yên, Bắc Giang vẫn xuống cấp nghiêm trọng.

Đường xuống cấp, doanh nghiệp đổ lỗi cho nhau

Thời gian gần đây, PV Báo Giao thông liên tục nhận được thông tin người dân xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phản ánh tình trạng đường đê dọc bờ kênh Minh Mức, đoạn từ trung tâm xã Minh Đức đến thôn Mỏ Thổ bị gãy hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do mỗi ngày đều có hàng chục lượt xe Howo 3, 4 chân, cơi nới thành thùng, vận chuyển đất có dấu hiệu quá khổ, quá tải lưu thông.

Mỗi ngày đều có hàng nghìn công nhân đi qua tuyến đường đau khổ này.

Tình trạng này đã khiến tuyến đường dù mới được cứng hóa bằng bê tông nhựa nhưng đã bị gãy hỏng, xuống cấp, chi chít “ổ trâu”, “ổ voi” gây cản trở giao thông.

“Khoảng 2 năm nay từ khi Chi nhánh Minh Đức - Công ty CP May Xuất khẩu Hà Bắc (Chi nhánh May Minh Đức) và mỏ khai thác đất núi Khống của Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Trường Thịnh được cấp phép, đi vào hoạt động rầm rộ.

Trong khi đó, tuyến đường lại không được duy tu, sửa chữa dẫn đến hư hỏng, xuống cấp. Mỗi ngày đều có hàng nghìn công nhân của Chi nhánh May Minh Đức phải vật lộn, lưu thông qua đoạn đường này. Không chỉ đường hỏng khó đi, thời gian gần đây một số đối tượng đã rải đinh trên đường khiến hàng loạt ô tô, xe máy của công nhân bị thủng lốp.

Quá sợ hãi, nhiều người đã chọn cách đi đường vòng xa hơn gần 10 km để đến Công ty thay vì phải vật lộn đi qua đoạn đường chỉ dài khoảng 2 km này”, chị Đ.T.L, một người dân địa phương bức xúc nói.

Sau mỗi trận mưa, tuyến đường trở nên nhầy nhụa, trơn trợt, mất ATGT.

Quá trình “mục sở thị” tuyến đường đau khổ này, trước mắt chúng tôi là đoạn đường đầy bùn đất nhão nhoét, mặt đường chi chít hố sâu trực nuốt bánh xe. Thỉnh thoảng lại xuất hiện đoàn xe Howo được cơi nới thêm thành thùng, chở hàng có ngọn nườm nượp lưu thông trên đường khiến các phương tiện khác đều phải tìm cách tránh né.

Đơn cử như các xe: 98C-129.94, 98C-172.03, 98C-213.88... đều có thành thùng cơi nới, vận chuyển đất có biểu hiện quá khổ, quá tải lưu thông từ mỏ đất núi Khống, xã Minh Đức đi qua đoạn đường này.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May xuất khẩu Hà Bắc cho biết: Đúng là đường quá xuống cấp, công nhân đi lại rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do xe tải trọng lớn từ mỏ đất lưu thông.

Các "ổ trâu", "ổ voi" tồn tại trong thời gian dài nhưng không được khắc phục, sửa chữa.

“Chi nhánh May Minh Đức cũng có xe tải đi qua nhưng các xe chỉ vận chuyển vải vóc, quần áo nên tải trọng ít tác động đến mặt đường. Bằng chứng là chỉ đoạn đường đi chung với mỏ đất mới xuống cấp, đoạn nối vào Công ty thì hầu như không bị ảnh hưởng gì” - ông Nguyễn Văn Khanh khẳng định.

Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Trường Thịnh, doanh nghiệp khai thác mỏ đất núi Khống lại cho rằng: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Công ty hầu như không hoạt động gì. Đường hỏng là do các xe container vận chuyển hàng của Chi nhánh May Minh Đức gây ra.

Trước đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Trường Thịnh cũng đã nhiều lần huy động máy múc, xe lu, lấp đất sửa đường, bảo đảm ATGT. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn đường lại xuống cấp, nhầy nhụa, trơn trượt, khó đi hơn.

Hạn chế tải trọng, tăng cường xử lý

Trước thông tin phản ánh trên, lãnh đạo Đội CSGT Công an huyện Việt Yên khẳng định: Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã liên tục xử lý vi phạm tải trọng xe trên tuyến đường này.

Theo đó, trong 8 tháng đầu năm, toàn huyện đã xử lý hơn 500 xe tải vi phạm quy định về cơi nới thành thùng, chở hàng quá khổ, quá tải, không che đậy bạt.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các xe trọng tải lớn, có biểu hiện quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng xe quá khổ, quá tải tàn phá, làm mất ATGT trên tuyến đường này, Đội cũng đã nhiều lần đề nghị đơn vị quản lý Nhà nước là Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Việt Yên cắm biển cấm, hạn chế tải trọng xe theo quy định để hoàn thiện căn cứ pháp lý, tăng cường xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Việt Yên khẳng định đã nhận được đề nghị trên của Công an huyện Việt Yên.

Ngay từ đầu năm nay, đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ cắm biển cấm phương tiện có tải trọng trên 12 tấn lưu thông trên tuyến đường này. Tuy nhiên do gặp phải thời gian dài giãn cách xã hội nên chưa thực hiện được. Ngay trong tuần này, Phòng sẽ tổ chức cắm biển cấm nêu trên.

Clip ghi nhận hiện trường vụ việc.

Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế và hạ tầng cũng tham mưu UBND huyện Việt Yên chỉ đạo UBND xã Minh Đức vận động các doanh nghiệp đang khai thác, vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường này đầu tư sửa chữa đường từ nguồn vốn xã hội hóa.

Được biết, các doanh nghiệp trên cũng đã cam kết mỗi đơn vị góp 1 tỷ đồng để nâng cấp đường. Tuy nhiên, số tiền này là quá ít, không đủ để sửa chữa tuyến đường trên. Hiện các phòng chuyên môn của UBND huyện Việt Yên đang nghiên cứu, đề xuất lập dự án đầu tư, sửa chữa tuyến đường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.