• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

An Giang: Vi phạm nồng độ cồn, vào bệnh viện cấp cứu vẫn bị xử phạt

ATGT địa phương

An Giang: Vi phạm nồng độ cồn, vào bệnh viện cấp cứu vẫn bị xử phạt

09/11/2020, 17:49

Ngành chức năng An Giang ký kết quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Công an tỉnh và Sở Y tế An Giang ký kết quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đến cấp cứu tại các cơ sở Y tế

Chiều 9/11, Công an tỉnh An Giang và Sở Y tế tỉnh An Giang đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đến cấp cứu tại các cơ sở Y tế (sau đây gọi tắt là Quy chế).

Theo đó, Quy chế này quy định quan hệ phối hợp giữa cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang trong việc cung cấp, trao đổi thông tin về kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đến cấp cứu tại các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của Quy chế là nhằm tạo cơ chế chặt chẽ trong công tác kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa nhằm từng bước kiềm chế, làm giảm TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.

Theo ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT tỉnh An Giang, điều quan trọng là sau khi ký kết phải triển khai thực hiện Quy chế này như thế nào để đạt hiệu quả góp phần kiềm chế và kéo giảm TNGT.

Theo ông Nưng, để kiềm chế và kéo giảm TNGT cần nhiều biện pháp, nhiều nhiệm vụ, trong đó Quy chế này là một trong những giải pháp thiết thực. Do đó cần phải huy động mọi nguồn lực để thực hiện Quy chế, phải làm tích cực với tinh thần quyết tâm cao.

Tôi đề nghị Công an tỉnh sau lễ ký kết, chỉ đạo Công an các huyện, thị, thành phố phối hợp với ngành Y tế địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Phải triển khai quy chế này đên cấp huyện, các bệnh viện, các Trung tâm Y tế để bảo đảm các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vào cấp cứu do TNGT phải được kiểm tra nồng độ cồn và phải bị xử lý", ông Nưng nói.

Theo ông Nưng, trước đây khi chưa có Quy chế phối hợp, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào bệnh viện cấp cứu là không bị xử lý. Nay đã có Quy chế phối hợp, khi có trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vào cấp cứu do TNGT có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì y, bác sỹ trực phải báo ngay cho lực lượng công an để tiến hành kiểm tra nồng độ cồn làm căn cứ xử lý.

Ngoài ra, ông Nưng cũng đề nghị phải tăng cường công tác tuyên truyền về Quy chế này trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài truyền hình..., đánh vào ý thức của người tham gia giao thông để họ không điều điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia. Lúc đó, chắc chắn nguyên nhân gây TNGT do sử dụng rượu, bia sẽ giảm đi.

Là một bên tham gia ký kết Quy chế, Đại tá Bùi Bé Năm, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang đánh giá, đây là cách làm mới trong công tác đảm bảo TTATGT.

“Tôi đề nghị Phòng Tham mưu và Phòng CSGT phải có văn bản tham mưu cho lãnh đạo Công an tỉnh triệu tập tất cả Trưởng công an, Đội trưởng đội CSGT cấp huyện và các phòng ban liên quan để triển khai Quy chế này. Ngoài ra, trong qua trình thực hiện, lực lượng công an phải có mặt tức thời để hỗ trợ các cơ sở y tế thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm nồng độ cồn... Ngành Y tế địa phương và Công an địa phương phải có điện thoại để liên lạc 24/24h, thông báo ngay cho lực lượng công an gần nhất (công an, phường, xã..) đến hỗ trợ”, Đại tá Bùi Bé Năm yêu cầu.

Ông Lê Việt Cường, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh An Giang thăm các nạn nhận bị TNGT đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giáng sáng 9/11

Theo ông Lê Việt Cường, Chánh Văn phòng Ban ATGT, nếu thực hiện tốt Quy chế này sẽ góp phần kiềm chế và kéo giảm TNGT trên địa bàn tỉnh An Giang cả ba tiêu chí.

Ông Cường cũng thông tin, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh An Giang 10 tháng năm 2020 vẫn diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh đã xảy ra 63 vụ, làm chết 66 người, bị thương 15 người. So với cùng kỳ năm 2019, tăng 12 vụ (tăng 23,5%), tăng 18 người chết (tăng 37,5%) và giảm 8 người bị thương (giảm 34,8%).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.