• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

7 năm nữa xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt?

09/01/2018, 10:41

Theo Dự thảo Nghị định thi hành Luật Đường sắt 2017, đến 2025 xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt.

tau-qua-loi-dan-sinh-qua-duong-sat

Theo Dự thảo Nghị định thi hành Luật Đường sắt 2017, đến 2025 phải xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt.

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018.

Theo dự thảo Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng phải chủ trì lập danh mục, theo dõi, cập nhật biến động liên quan đến lối đi tự mở (lối đi dân sinh qua đường sắt theo cách gọi cũ – PV) theo lý trình tuyến đường, theo địa phương (xã, quận, huyện, tỉnh) phục vụ công tác quản lý; đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, từng bước và tiến tới xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt.

Dự thảo quy định lộ trình thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở phải được duy trì liên tục thực hiện hàng năm và bảo đảm lộ trình thực hiện theo giai đoạn. Cụ thể, đến năm 2020 phải hoàn thành xây dựng hồ sơ quản lý  đối với các lối đi tự mở; Thực hiện các biện pháp để tăng cường điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở; Kiểm tra rà soát các lối đi tự mở và các dự án liên quan đến an toàn giao thông đường sắt, đường bộ để điều chỉnh, lập kế hoạch thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở này; Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 3 mét đối với  toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03m trở lên. Đặc biệt, đến năm 2025 phải hoàn thành xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại.

Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, xóa bỏ, không để phát sinh lối đi tự mở, bao gồm cả kinh phí thực hiện. Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có lối đi tự mở chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức hu hẹp bề rộng lối đi và thực hiện việc xóa bỏ, hoặc cải tạo, nâng cấp lối đi tự mở; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động giao thông đường sắt và an toàn giao thông; Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở...

“Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật”, Khoản 5c Điều 14 dự thảo Nghị định quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.