• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

6 giải pháp đột phá chống ùn tắc giao thông tại TP HCM

22/01/2016, 15:53

Một trong nguyên nhân gây UTGT TP HCM do không thực hiện về quy hoạch, tăng trưởng phương tiện giao thông ngày một nhiều.

kẹt xe
TP HCM tập trung đưa ra các nhóm giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020

Sáng 22/1, tại TP HCM diễn ra buổi tọa đàm về “Giải pháp chống ùn tắc giao thông TP HCM” giai đoạn 2016 - 2020 do Sở GTVT TP, Ban ATGT TP phối hợp Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức. Tham dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cùng đại diện các lãnh đạo, đơn vị có liên quan.

Ứng dụng CNTT quản lý giao thông

Nội dung buổi tọa đàm bàn về 6 nhiệm vụ giải pháp giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020 gồm: chỉ đạo điều hành; khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ; tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm, điều phối các lực lượng trong công tác điều tiết giao thông, kiên quyết lập lại trật tự lòng lề đường.

DSC_5209
 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia là các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành GTVT phát biểu và đóng góp các ý kiến bổ sung về các giải pháp trên. Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP HCM cho rằng, TP nên áp dụng CNTT vào việc chống ùn tắc giao thông, năm 2016 TP nên lập đề án trung tâm quản lý thông tin về giao thông, từ đó mới có những giải pháp cụ thể. Bởi hiện nay thông tin về giao thông rời rạc chưa có sự đồng bộ nên kết nối các thông tin đang thiếu.

Ông Hỷ cũng nêu nên hai nhóm giải pháp, phải giảm phương tiện cá nhân, giảm xe quá tải quá khổ vào trung tâm TP; chọn một điểm trung tâm để thí điểm, lập đề án về xe đạp điện để thay thế xe máy.

ông Lâm Thiếu Quân
ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP HCM đưa ra ý kiến nên xây dựng trung tâm điều khiển giao thông thông minh

Giải pháp mà ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP HCM đưa ra là cần có quy mô dự án giao thông thông minh. Xây dựng chung thành một khu vực có sự phối hợp chung của các ban ngành. Sử dụng CNTT quản lý giao thông để quản lý các tuyến đường. TP cần có chi phí điều tra thông tin giao thông để đánh giá mô hình chung giao thông, hạn chế phát triển số lượng xe taxi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ùn tắc kéo dài.

Còn PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng: Để giảm ùn tắc giao thông, trách nhiệm không thuộc riêng của Sở GTVT mà còn có sự phối hợp các Sở ngành có giải pháp tổng thể cho TP và giải pháp từng khu vực. Ngoài ra, việc quản lý các tuyến đường cần cụ thể hơn, thúc đẩy mạnh phát triển xe buýt, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng lề đường…

giáo sư Mai
PGS TS Phạm Xuân Mai, Đại học Bách khoa TP HCM cho rằng nên đầu tư hệ thống xe buýt BRT

Đẩy mạnh phát triển phương tiện công cộng là ý kiến của PGS TS Phạm Xuân Mai, Đại học Bách khoa TP HCM. Đối với hệ thống giao thông công cộng ưu tiên đầu tư dự án xe buýt BRT. Bởi đây là dự án chi phí thấp, hiệu quả cao mà có thể giải quyết được 10-15% nhu cầu đi lại và từ đó kéo giảm người đi xe máy sang phương tiện giao thông công cộng, trong khi dự án tuyến tàu điện ngầm metro chi phí cao mà trong vòng 10 năm nữa mới chỉ đáp ứng 7-8% so với nhu cầu.

Quy hoạch giao thông cần được ưu tiên

Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Công an TP HCM cho biết, thực trạng phương tiện xe cá nhân từ 2010-2015 tăng 2,5 triệu phương tiện gây áp lực các tuyến đường TP. Đặc biệt ở các điểm nóng gây ùn tắc như cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, cao điểm một ngày 100.000 lượt người ra vào, khu vực cảng Cát Lái cũng lên tới 18.000 lượt xe container ra vào mỗi ngày.

Ông Phong đề xuất TP khẩn trương đầu tư hoàn chỉnh hệ thống camera đường sắt để kịp theo dõi và phối hợp hiệu quả. 10.000 nhân viên của Cảng hàng không có thể điều chỉnh phương tiện đậu đỗ cho phù hợp để giảm tải cho bãi đậu xe tại khu vực này. Tuyên truyền để cải thiện ý thức người dân về cách thức sử dụng phương tiện cá nhân, thay vì đi xe máy trong bán kính ngắn người dân có thể đi bộ để hạn chế phương tiện cá nhân ra đường.

CSGT ông Phong
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Công an TP HCM khuyến khích người dân đi bộ, xe đạp trong bán kính ngắn thay vì đi xe máy làm lưu lượng tham gia giao thông ngày một tăng 

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định, một trong những nguyên nhân gây tình trạng ùn tắc giao thông do không thực hiện nghiêm về quy hoạch, tăng trưởng phương tiện giao thông ngày một nhiều. Do vậy để giải quyết vấn đề này nên xem xét cụ thể, phân tích từng địa điểm, vị trí chỗ nào chưa phù hợp thì tháo gỡ. Để giảm phương tiện cá nhân, kết cấu hạ tầng nên tính toán cả về vấn đề tăng dân số.

DSC_5206
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi tọa đàm

Thứ trưởng đề xuất nên tách nhóm giải pháp quy hoạch giao thông là một nhóm giải pháp riêng để tập trung phát triển, quản lý. Đây là một giải pháp rất quan trọng về trước mắt cũng như lâu dài trong việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông TP.

Ngoài ra, Sở GTVT TP HCM đề xuất bổ sung giải pháp cơ chế chính sách, cơ chế đặc thù riêng cho TP cũng như kết cấu hạ tầng giao thông để có thể khuyến khích TP phát triển theo hình thức quản lý riêng nhưng đồng bộ trong quy hoạch.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.