• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

39 tỉnh, thành phố giảm số người chết vì TNGT

02/07/2015, 09:50

6 tháng đầu năm 2015, TNGT tiếp tục giảm 3 tiêu chí. Tuy nhiên TNGT đường sắt và đường thủy lại tăng.

chinh phu
Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương để tăng TNGT phải rút kinh nghiệm, có giải pháp mạnh giảm TNGT

 TNGT giảm cả ba tiêu chí

Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại 62 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm ATGT thời gian qua và đề ra những giải pháp tiếp theo để đạt mục tiêu giảm TNGT những tháng cuối năm.

Mở đầu hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để đạt tiêu chí mà Quốc hội giao là giảm TNGT cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương những tháng tiếp theo, trước hết các địa phương cần lắng nghe kinh nghiệm tốt của 8 tỉnh, thành phố giảm trên 20% TNGT, cũng như lưu ý 12 địa phương có TNGT tăng trên 10%.

"Đặc biệt, TNGT đường bộ trong 6 tháng đầu năm giảm, nhưng TNGT đường thủy, đường sắt lại tăng đột biến. Chúng ta cần bàn giải pháp về các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, ví dụ ném đá xe khách. Đây không phải là trò đùa mà là sinh mạng của con người, phá hoại hạ tầng giao thông", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

TNGT đường bộ: 11.010 vụ, làm chết 4.337 người, bị thương 10.115 người. So với cùng kỳ, giảm 1.683 vụ (-13,26%), giảm 239 người chết (-5,22%), giảm 2.125 người bị thương (-17,36%).

TNGT đường sắt: 112 vụ, làm chết 100 người, bị thương 29 người. So với cùng kỳ, tăng 28 vụ (+33,33%), tăng 21 người chết (+26,58%), tăng 11 người bị thương (+61,11%).

TNGT đường thuỷ cũng tăng cả 3 tiêu chí với 47 vụ, làm chết 41 người, bị thương 5 người. So với cùng kỳ, tăng 05 vụ (+11,9%), tăng 7 người chết (+20,59%), không tăng, không giảm số người bị thương.

TNGT hàng hải: 10 vụ, không có người chết và bị thương. So với cùng kỳ năm 2014, tăng 02 vụ (+25,00%).

Hàng không xảy ra 192 vụ việc uy hiếp an toàn, trong đó có 41 sự cố mức C, D; 151 sự cố mức E; so sánh cùng kỳ giảm 100% sự cố mức B (không xảy ra), vụ việc mức C, D và E tăng 13,9%.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 16/12/2014 đến 15/6/2015), toàn quốc xảy ra 11.179 vụ, làm chết 4.478 người, làm bị thương 10.149 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.648 vụ (-12,85%), giảm 211 người chết (-4,5%), giảm 2.114 người bị thương (-17,24%).

Theo phân tích từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), những hành vi vi phạm trực tiếp dẫn đến TNGT phổ biến là đi không đúng phần đường, làn đường (28,65%), vi phạm quy định về tốc độ (9,4%); phương tiện gây TNGT chủ yếu là mô tô, xe gắn máy chiếm 68,3% và ô tô chiếm 25,6%.

Địa bàn xảy ra TNGT chủ yếu là khu vực ngoài đô thị (68,2%), trong đó: trên quốc lộ (33,8%), tỉnh lộ 16,4%, đường thôn, xã 12,1%.

Thời gian chủ yếu xảy ra TNGT là vào ban đêm (từ 18h00 đến 24h00 là 34,4%) và buổi chiều (12h00-18h00= 35,1%).

6 tháng đầu năm 2015 có 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó 8 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Cao Bằng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Giang, Ninh Bình, Sóc Trăng, Lâm Đồng. Đặc biệt, Cao Bằng  giảm gần 50% số người chết do tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, vẫn còn 23 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, trong đó 12 tỉnh tăng trên 10% là: Hải Dương, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bình Dương, Điện Biên, Bắc Ninh, Nam Định, Gia Lai, Bắc Giang, Trà Vinh, An Giang, Bắc Kạn.

Với sự chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục từng bước tình trạng ùn tắc giao thông của lãnh đạo thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tình hình ùn tắc giao thông đã có nhiều cải thiện.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xảy ra 50 trường hợp ùn tắc giao thông kéo dài trên 01 giờ (giảm 92 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2014 = 64,8%).

Trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh 10 trường hợp, Hà Nội 7 trường hợp, Nghệ An 4 trường hợp, Gia Lai 3 trường hợp..  Nguyên nhân do tai nạn giao thông 17 trường hợp (34%), lưu lượng đông 9 trường hợp (18%), đường hỏng 9 trường hợp (18%), phương tiện gặp sự cố 6 trường hợp (12%), sạt lở đất 4 trường hợp (8%), nguyên nhân khác 5 trường hợp (10%).

SAM_6036
Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng báo cáo công tác bảo đảm ATGT 6 tháng đầu năm

Tiếp tục những giải pháp mạnh

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được kéo giảm. Số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT tiếp tục giảm, đặc biệt, số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng được kiềm chế.

Tuy nhiên, số người chết vì tai nạn giao thông chỉ giảm được 4,5% (211 người) so với cùng kỳ năm 2014; còn để xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe chở container; TNGT đường thủy, đường sắt tăng cao, đặc biệt là tiêu chí số người chết do TNGT đường sắt tăng 26,58% và đường thủy là 20,59%; còn để xảy ra sự cố uy hiếp an toàn hàng không; TNGT chủ yếu là khu vực ngoài đô thị (chiếm 68,2%).

Tình trạng vi phạm chở quá tải trọng của xe ô tô tải vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trên địa bàn các địa phương có nhiều mỏ vật liệu và các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc và Lào; còn hiện tượng xe khách chở quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định trong thời gian cao điểm...

Từ nay đến cuối năm, Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT. Trong đó, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Nội vụ nghiên cứu tiếp tục chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chủ đề năm ATGT 2015 - Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; Kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị tổ chức các hoạt động, các chương trình phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trên phạm vi toàn quốc trong đó chú trọng đến chủ đề phòng, chống vi phạm nồng độ cồn; thực hiện quy định pháp luật về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy; ATGT địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc; đẩy mạnh mô hình tuyên truyền ATGT cho ngư dân bám biển; bảo vệ hành lang ATGT đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; nâng cao nhận thức pháp luật của chủ doanh nghiệp và lái xe kinh doanh vận tải; tổ chức xây dựng và ký kết chương trình phối hợp bảo đảm TTATGT với Công ty Toyota Việt Nam, Tập đoàn FLC; Quỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng; Diễn đàn Uống có trách nhiệm; Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm TTATGT; thiết lập đường dây nóng quốc gia tiếp nhận phản ánh của người dân trong công tác bảo đảm TTATGT.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục triển khai xây dựng dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Tổ chức tổng kết Luật Giao thông đường bộ. Tập trung xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo nghị định và đề án. Bộ sẽ hoàn thành xây dựng dự thảo Nghị định thay thế 02 Nghị định Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, Nghị định số 107/2014/NĐ-CP, sớm trình Chính phủ ban hành trong tháng 10 năm 2015.  Các cơ quan, đơn vị tập trung hoàn thiện trình Bộ trưởng ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền các thông tư, đề án và đề nghị Bộ Tài chính ban hành một số thông tư.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các địa phương để kiểm soát tốt việc kê khai, niêm yết và bán vé đúng quy định. Tăng cường kiểm soát việc thực hiện các quy định bảo đảm ATGT đối với các công trình, dự án hoàn thành trước khi đưa vào khai thác.

Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, tiếp tục duy trì hoạt động của trạm cân xe lưu động, lắp đặt trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động tại các trạm thu phí, kiên quyết xử phạt nghiêm xe vi phạm tải trọng.

Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng thi công các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là Quốc lộ 1A; thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức, bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc trên các tuyến đang thi công.

Bên cạnh đó trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình, các bộ ngành thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh TTKS, tuyên truyền đảm bảo ATGT sâu sát hơn nữa đến mọi tầng lớp nhân dân.

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và các thành viên Ủy ban ATGT quốc gia đã đưa ra nhiều kiến nghị, cũng như giải pháp đảm bảo ATGT thời gian tới.

(Báo Giao thông tiếp tục đăng tải những tham luận của các đại biểu tại số báo in phát hành ngày 3/7).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.