• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

3 người ôm nhau khóc trên cabin, thoát chết nhờ hốc cứu nạn ở đèo Lò Xo

ATGT địa phương

3 người ôm nhau khóc trên cabin, thoát chết nhờ hốc cứu nạn ở đèo Lò Xo

11/05/2020, 15:48

Nếu không có hốc cứu nạn, anh Nguyễn Thanh Sơn và 2 người trên xe tải đã lao xuống vực ở đèo Lò Xo...

Hiện trường hốc cứu nạn cứu xe tải BKS: 47C - 189.32 khỏi vụ TNGT

Ông Nguyễn Danh Tiến, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ III.4 (Cục Quản lý đường bộ III), cho biết: Lúc 6h30'' ngày 9/5/2020 tại Km 1428+150 bên trái tuyến đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, xe ô tô BKS: 47C - 189.32 do tài xế Nguyễn Thanh Sơn, trú tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An điều khiển, đi qua đèo Lò Xo, hướng Hà Nội - Đắk Lắk bỗng nhiên mất phanh, xe đã kịp thời lao vào hốc cứu nạn và tông vào tường lốp phía cuối hốc.

Hậu quả anh Sơn và 2 người nồi trên ca bi vẫn an toàn, không bị thương, xe ô tô hư hỏng nhẹ. 16m dài tường lốp bị hư hỏng, nhưng không ách tắc giao thông.

Lái xe Nguyễn Thanh Sơn, cho biết: Hôm đó khi phát hiện xe mất phanh, anh và 2 người trên xe hoảng loạn để mặc xe lao dốc mà chưa biết xử lý thế nào. Khi chạy được khoảng 500m, anh phát hiện có một hốc cứu nạn mới làm, liền nhanh tay đánh lái cho xe lao lên đoạn dốc của hốc. Khi xe dừng lại 3 anh em ôm nhau khóc, vì biết mình thoát chết.

Một xe bồn được hốc cứu hộ cứu nạn trong thời gian đang thi công

Ông Tiến cho biết thêm, đây là đoạn tuyến có đường cong ôm phải, độ dốc dọc khoảng 6%. Hệ thống ATGT đầy đủ, sáng rõ. Đoạn đường có 2 làn xe, mặt đường không có ổ gà, thời tiết khô ráo, ngoài khu vực đông dân cư. Tuyến đường do Cục III quản lý.

Đặc biệt, đèo Lò Xo vừa mới bàn giao đưa vào sử dụng 14 hố cứu nạn đã phát huy hiệu qua trong công tác cứu hộ cứu nạn. Theo đại diện Ban Quản lý dự án 5, ngay trong thời gian đang thi công, đơn vị thi công đã chứng kiến rất nhiều vụ xe tải phải chạy vào hốc cứu nạn để tránh TNGT rớt đèo Lò Xo.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đèo Lò Xo (thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh) đoạn từ Km 1396 - Km 1434 đi qua hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Đoạn Km 1396 - Km 1407 thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, đoạn Km 1407 - Km 1434 thuộc địa phận tỉnh Kon Tum có hướng tuyến quanh co, địa hình hiểm trở, độ dốc sườn thiên nhiên lớn, bên núi cao, bên vực sâu. Do khó khăn về yếu tố địa hình nên trong quá trình triển khai dự án đã phải châm chước một số yếu tố kỹ thuật của tuyến như: Bán kính đường cong nằm, độ dốc dọc tối đa, chiều dài đoạn dốc, độ mở rộng mặt đường, chiều dài tầm nhìn... Từ khi đưa vào khai thác năm 2004 đến nay đoạn tuyến đèo Lò Xo đã xảy ra nhiều TNGT nghiêm trọng.

Nhà thầu đang thi công hốc cứu nạn thì xe lánh nạn lao vào... làm hư hỏng các hạng mục...

Để hạn chế TNGT trên đèo Lò Xo, từ cuối năm 2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lần lượt chỉ đạo thực hiện một giải pháp tổng hợp bao gồm phương án phòng ngừa tai nạn chủ động và phương án xử lý tai nạn bị động.

Theo đó, phương án phòng ngừa tai nạn chủ động gồm: kiểm soát tốc độ (cắm biển hạn chế tốc độ đối với các đoạn có yếu tố tuyến bất lợi, cung cấp thông tin đầy đủ cho người lái xe, lắp đặt camera giám sát tốc độ tại các đoạn nguy hiểm và có biện pháp phạt nguội khi xe vi phạm....); Tổ chức giao thông (bằng hệ thống vạch sơn, biển báo, đèn cảnh báo, tiêu phản quang, vạch sơn gồ giảm tốc, giá long môn...); Cải tạo các yếu tố kỹ thuầt của tuyến (mở rộng mặt đường, đào bạt mái taluy dương để tăng chiều dài tầm nhìn thấy xe ngược chiều...); Xây dựng trạm dừng nghỉ. Phương án xử lý tai nạn bị động gồm: Xây dựng công trình phòng hộ (hộ lan cứng, hộ lan mềm, hộ lan con xoay, tường lốp, trồng cây phòng hộ...); Xây dựng đường cứu nạn, hốc cứu nạn; Xây dựng làn đường hãm xe.

Tài xế thà chấp nhận xe lao vào hốc làm hỏng lan can chứ quyết không để xe rớt vực

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.