• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Sinh viên sáng chế robot “giúp bạn qua đường”

28/04/2015, 14:40

“Tôi là robot dẫn người qua đường. Tôi sẽ giúp bạn qua đường. Hãy bấm nút để bắt đầu”...

312
Nhóm của Tín, Tùng và Nghĩa đang sửa lại một số lỗi của robot dẫn đường

“Tôi là robot dẫn người qua đường. Tôi sẽ giúp bạn qua đường. Hãy bấm nút để bắt đầu”, âm thanh phát ra bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh trên người chú robot màu xanh thu hút sự chú ý của người đi đường. 

Giữa ngã tư đông đúc trên tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng, Nguyễn Công Tín cùng với Hà Kim Tùng, Võ Thành Nghĩa (đều là sinh viên năm 3 khoa Điện - Điện tử, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đồng “chủ nhân” của phát minh robot thực nghiệm khá thành thạo các thao tác dẫn người qua đường.

Theo đó, người cần qua đường sẽ bấm vào một công tắc được gắn trên tay robot, nắm lấy tay chú robot thân thiện, và bắt đầu di chuyển. Trên đường đi, robot sẽ phát ra tín hiệu còi và giơ gậy ma-trắc lên bằng tay phải. Trong lúc đi, robot sẽ tự động nhận biết chướng ngại vật phía trước hoặc hai bên (xe cộ, dải phân cách...) để điều chỉnh tốc độ và hướng di chuyển cho phù hợp. Khi đến đích là vỉa hè đối diện, robot sẽ “nói”: “Đã đến nơi. Chào tạm biệt. Chúc bạn một ngày tốt lành” và trở lại điểm xuất phát ban đầu.

Từ một lần vào TP Hồ Chí Minh và chứng kiến cảnh các tài xế xe “ôm” dẫn khách nước ngoài qua đường có thu phí, Tùng đã nảy ra ý định sẽ chế tạo “một vật gì đó” có thể dẫn người qua đường thật an toàn. Ý tưởng nhanh chóng được hai bạn cùng khoa, cùng thầy cô trong khoa Điện - Điện tử hưởng ứng.

Chưa đầy một tháng nghiên cứu và lắp ráp, chú robot nên hình hài và được tiến hành thực nghiệm.

Tuy nhiên, theo Công Tín: “Dù được đánh giá tương đối thành công nhưng bọn em đang cố gắng nâng cấp thêm cho robot dễ dàng xử lý các tình huống ngoài thực tế. Đặc biệt, khắc phục hạn chế về tốc độ di chuyển; cài đặt và xử lý thuật toán sao cho hệ thống hoạt động trơn tru nhất và không trục trặc khi đang di chuyển trên đường”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.